Chế độ liệt sỹ là gì? Thượng úy công an hy sinh vì truy bắt tội phạm có được hưởng chế độ liệt sỹ hay không?
Chế độ liệt sỹ là gì?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể khái niệm chế độ liệt sỹ.
Tuy nhiên căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định rằng người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của Nhân dân thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét công nhận là liệt sỹ.
Đồng thời, theo Điều 7 Nghị định 49/2019/NĐ-CP có quy định:
Chế độ, chính sách đối với thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh, từ trần
1. Thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ hy sinh được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
2. Thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ từ trần được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
3. Thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ hy sinh, từ trần được hưởng chế độ trợ cấp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm: Vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp hoặc người khác mà sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trước khi hy sinh, từ trần có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại Điều 15 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 cũng có quy định như sau:
Chế độ đối với liệt sỹ
1. Tổ chức báo tử, truy điệu, an táng và ghi danh tại công trình ghi công liệt sỹ.
2. Truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định của Chính phủ.
3. Hài cốt liệt sỹ được tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính và an táng.
4. Liệt sỹ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sỹ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên ta có thể hiểu chế độ liệt sỹ là chế độ, chính sách đối với liệt sĩ và thân nhân của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, bao gồm:
(1) Đối với liệt sỹ:
- Tổ chức báo tử, truy điệu, an táng và ghi danh tại công trình ghi công liệt sỹ.
- Truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” theo quy định của Chính phủ.
- Hài cốt liệt sỹ được tìm kiếm, quy tập, xác định danh tính và an táng.
- Đối với liệt sỹ không còn thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 thì người được giao, ủy quyền thờ cúng liệt sỹ được hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sỹ.
(2) Đối với thân nhân liệt sỹ: được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định 49/2019/NĐ-CP. Cụ thể thân nhân của liệt sỹ bao gồm:
- Vợ hoặc chồng;
- Con đẻ, con nuôi hợp pháp;
- Cha đẻ, mẹ đẻ;
- Cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng;
- Cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp
- Người khác mà liệt sỹ trước khi hy sinh có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Chế độ liệt sỹ là gì? (Hình từ internet)
Thượng úy công an nhân dân hy sinh vì truy bắt tội phạm có được hưởng chế độ liệt sỹ hay không?
Tại khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có quy định về các sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ hy sinh trong các trường hợp sau thể sẽ được hưởng chế độ liệt sỹ:
(1) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia
(2) Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp vùng địch chiếm đóng
(3) Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch
(4) Hoạt động hoặc tham gia hoạt động cách mạng, kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh
(5) Làm nghĩa vụ quốc tế
(6) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh
(6) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm
(7) Do ốm đau, tai nạn không thể cứu chữa kịp thời khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định
(8) Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm
(9) Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội
(10) Do vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, có bệnh án điều trị vết thương tái phát của bệnh viện tuyến huyện trở lên và biên bản kiểm thảo tử vong
(11) Mất tích trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 và được cơ quan có thẩm quyền kết luận không phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ.
Do đó, việc Thượng úy công an nhân dân hy sinh vì truy bắt tội phạm thuộc trường hợp ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội. Cho nên vẫn sẽ được hưởng chế độ liệt sỹ được quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2019/NĐ-CP.
Điều kiện và thời hạn xét thăng bậc hàm sỹ quan từ Trung úy lên Thượng úy được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định như sau:
Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
...
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm:
a) Hạ sĩ quan, sĩ quan nghiệp vụ:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm;
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm;
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm;
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm;
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm;
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm;
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm;
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm;
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm;
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm;
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm;
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm;
b) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét nâng bậc lương, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật tương ứng với mức lương trong bảng lương chuyên môn kỹ thuật do Chính phủ quy định;
c) Bộ trưởng Bộ Công an quy định thời hạn xét thăng cấp bậc hàm hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ;
d) Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì điều kiện và thời hạn xét thăng bậc hàm sỹ quan từ Trung úy lên Thượng úy được quy định như sau:
Đối với điều kiện xét thăng bậc hàm từ Trung úy lên Thượng úy:
(1) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
(2) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
(3) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018
Đối với thời hạn xét thăng bậc hàm từ Trung úy lên Thượng úy: là 03 năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Quy định về lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam? 19 Nhiệm vụ và quyền hạn của Thông tấn xã Việt Nam?
- Bộ Dân tộc và Tôn giáo là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn về tín ngưỡng tôn giáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo?
- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là gì? Cơ cấu tổ chức? Nhiệm vụ, quyền hạn về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ?
- 10 Câu hỏi trắc nghiệm an toàn giao thông dành cho học sinh có lời giải và đáp án? Chính sách của Nhà nước?
- 10+ Lời chúc tiễn bạn đi du học? Gợi ý quà tặng tiễn bạn đi du học? 11 Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xuất nhập cảnh?