Chế độ ăn đối với phạm nhân nữ có thai đang ở trong trại giam được pháp luật quy định như thế nào?
Chế độ ăn đối với phạm nhân nữ có thai đang ở trong trại giam được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi và chế độ đối với trẻ em ở cùng mẹ trong trại giam
1. Phạm nhân nữ trong thời gian mang thai, nghỉ sinh con hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ; phạm nhân nữ sinh con trong trại giam được cấp các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng định lượng ăn của trẻ em là con phạm nhân theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
...
Theo đó, phạm nhân nữ có thai trong cơ sở giam giữ phạm nhân thì tổng định lượng ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường so với định lượng quy định và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.
Do đó, chế độ ăn đối với phạm nhân nữ có thai trong cơ sở giam giữ phạm nhân gồm:
- 17 kg gạo tẻ;
- 15 kg rau xanh;
- 01 kg thịt lợn;
- 01 kg cá;
- 0,5 kg đường;
- 0,75 lít nước mắm;
- 0,2 lít dầu ăn;
- 0,1 kg bột ngọt;
- 0,5 kg muối;
- Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
- Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của phạm nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Lưu ý:
Trường hợp phạm nhân nữ có thai không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí chỗ nằm tối thiểu 03 m2/phạm nhân, được giảm thời gian lao động và được chăm sóc y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
Chế độ ăn đối với phạm nhân nữ có thai đang ở trong trại giam được pháp luật quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc dạy văn hóa phổ biến pháp luật cho phạm nhân nữ có thai sẽ do ai quyết định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 118/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chương trình, nội dung học tập của phạm nhân
...
4. Việc dạy văn hóa, phổ biến pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân bị khiếm thính, khiếm thị, bị câm, phạm nhân nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ, ốm đau, bệnh tật thường xuyên hoặc có nhược điểm về thể chất, tinh thần do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định đối với từng trường hợp.
5. Các cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến thông tin cho phạm nhân về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước những thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, các sự kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm của đất nước và của địa phương. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phát động các phong trào thi đua chấp hành án phạt tù trong phạm nhân để phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng.
6. Chương trình học tập của phạm nhân được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Tài liệu học tập của phạm nhân do Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng biên soạn.
Theo đó, đối với việc dạy văn hóa phổ biến pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân nữ có thai sẽ do Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định đối với từng trường hợp.
Phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định như sau:
Theo đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự được pháp luật quy định như sau:
- Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án hình sự.
- Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật về thi hành án hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?