Chất lây nhiễm loại A là gì? Khối lượng mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây này khi vận chuyển bằng đường hàng không là bao nhiêu ml?
- Chất lây nhiễm loại A là gì?
- Khối lượng mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại A khi vận chuyển bằng đường hàng không là bao nhiêu ml?
- Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại A mà xảy ra sự cố tràn đổ thì cần phải báo cáo cho cơ quan nào?
- Sở Y tế có trách nhiệm gì trong việc quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm?
Chất lây nhiễm loại A là gì?
Chất lây nhiễm loại A được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 40/2018/TT-BYT thì chất lây nhiễm loại A là chất khi phơi nhiễm trong quá trình vận chuyển có thể gây ra những bệnh lý đe dọa đến tính mạng, gây tử vong hoặc dị tật vĩnh viễn cho người theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Chất lây nhiễm loại A là gì? (Hình từ Internet)
Khối lượng mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại A khi vận chuyển bằng đường hàng không là bao nhiêu ml?
Khối lượng mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại A khi vận chuyển bằng đường hàng không là bao nhiêu ml, thì theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:
Vận chuyển mẫu bệnh phẩm
1. Đơn vị thu thập mẫu bệnh phẩm phải thông báo cho phòng xét nghiệm, nơi nhận về loại mẫu bệnh phẩm; ngày gửi; phương tiện vận chuyển và thời gian dự kiến mẫu sẽ tới đơn vị nhận.
2. Mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong suốt quá trình vận chuyển tới cơ sở xét nghiệm.
3. Kích thước, khối lượng, thể tích đóng gói mẫu bệnh phẩm khi vận chuyển bằng đường hàng không:
a) Đối với mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại A: Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất lỏng không quá 50 ml cho máy bay chở khách hoặc không quá 04 lít cho máy bay chở hàng. Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất rắn không quá 50 g cho máy bay chở khách hoặc không quá 04 kg cho máy bay chở hàng;
b) Đối với mẫu bệnh phẩm chứa chất lây nhiễm loại B: Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất lỏng không quá 01 lít, tổng các kiện mẫu bệnh phẩm sau khi đóng gói không quá 04 lít. Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất rắn không quá 04 kg/kiện.
4. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm bằng đường biển, đường bộ, đường sắt: Mỗi kiện đóng gói bên ngoài có kích thước tối thiểu mỗi mặt là 100 mm x 100 mm, không giới hạn kích thước tối đa.
5. Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm phải sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ sẵn có để ngăn ngừa sự lây lan tác nhân lây nhiễm cho con người và môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì khối lượng mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại A khi vận chuyển bằng đường hàng không như sau:
- Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất lỏng không quá 50 ml cho máy bay chở khách hoặc không quá 04 lít cho máy bay chở hàng.
- Mỗi kiện mẫu bệnh phẩm chất rắn không quá 50 g cho máy bay chở khách hoặc không quá 04 kg cho máy bay chở hàng.
Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại A mà xảy ra sự cố tràn đổ thì cần phải báo cáo cho cơ quan nào?
Khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại A mà xảy ra sự cố tràn đổ thì cần phải báo cáo cho cơ quan nào, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:
Xử lý sự cố khi bị tràn đổ mẫu bệnh phẩm trong quá trình vận chuyển
1. Việc xử lý sự cố tràn đổ phải được thực hiện theo quy trình xử lý sự cố tràn đổ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Người vận chuyển mẫu bệnh phẩm liên hệ với đơn vị nhận hoặc gửi mẫu hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn biện pháp xử lý.
3. Trường hợp bị phơi nhiễm trực tiếp với vật liệu lây nhiễm, nơi bị phơi nhiễm phải được rửa sạch với xà phòng và nước hoặc với một chất khử trùng và người bị phơi nhiễm được đưa đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được tư vấn và điều trị.
4. Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này, người thực hiện phải báo cáo sự việc cho đơn vị gửi mẫu. Đối với chất lây nhiễm loại A đồng thời phải báo cáo ngay về Sở Y tế tại khu vực xảy ra sự cố.
Như vậy, theo quy định trên thì khi vận chuyển mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm chứa chất lây nhiễm loại A mà xảy ra sự cố tràn đổ thì cần phải báo cáo ngay cho Sở Y tế tại khu vực xảy ra sự cố.
Sở Y tế có trách nhiệm gì trong việc quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm?
Sở Y tế có trách nhiệm gì trong việc quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2018/TT-BYT như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Cục Y tế dự phòng làm đầu mối tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo phối hợp với Cục Y tế dự phòng hướng dẫn, kiểm tra thực hiện việc nghiên cứu, sử dụng, lưu giữ mẫu bệnh phẩm của các tổ chức, cá nhân.
3. Thanh tra Bộ Y tế phối hợp với các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Y tế thực hiện kiểm tra, thanh tra trên phạm vi toàn quốc các hoạt động vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi, tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
4. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện kiểm tra, thanh tra tại địa phương các hoạt động thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi, tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
5. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur trực thuộc Bộ Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Theo đó, trong việc quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm thì Sơ Y tế có các trách nhiệm thực hiện kiểm tra, thanh tra tại địa phương các hoạt động thu thập, vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng, nghiên cứu, trao đổi, tiêu hủy mẫu bệnh phẩm liên quan đến tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?