Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Thanh tra Ủy ban trước khi quyết định các vấn đề nào?
- Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc có buộc phải ủy quyền cho Phó Chánh Thanh tra thay mặt điều hành công việc trong thời gian vắng mặt tại đơn vị không?
- Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Thanh tra Ủy ban trước khi quyết định các vấn đề nào?
- Những công việc đã giao cho Phó Chánh Thanh tra thực hiện thì Chánh Thanh tra có phải trực tiếp giải quyết không?
Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc có buộc phải ủy quyền cho Phó Chánh Thanh tra thay mặt điều hành công việc trong thời gian vắng mặt tại đơn vị không?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Thanh tra Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-UBDT năm 2018 quy định về Chánh Thanh tra Ủy ban như sau:
Chánh Thanh tra Ủy ban
...
2. Chánh Thanh tra trực tiếp giải quyết các công việc sau đây:
...
Trực tiếp tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra đối với các Bộ, ngành; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, các cơ quan chuyên ngành ở địa phương, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
Trong thời gian vắng mặt, nếu thấy cần thiết, Chánh Thanh tra Ủy quyền cho một Phó Chánh Thanh tra thay mặt điều hành công việc của đơn vị.
b) Công việc đã giao cho Phó Chánh Thanh tra thực hiện nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Chánh Thanh tra được phân công vắng mặt; những việc các Phó Chánh Thanh tra còn có ý kiến khác nhau;
...
Như vậy, theo quy định, trong thời gian vắng mặt, Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc không bắt buộc phải ủy quyền cho Phó Chánh Thanh tra thay mặt điều hành công việc của đơn vị mà chỉ ủy quyền nếu thấy cần thiết.
Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc có buộc phải ủy quyền cho Phó Chánh Thanh tra thay mặt điều hành công việc trong thời gian vắng mặt tại đơn vị không? (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Thanh tra Ủy ban trước khi quyết định các vấn đề nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế làm việc của Thanh tra Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-UBDT năm 2018 quy định về Chánh Thanh tra Ủy ban như sau:
Chánh Thanh tra Ủy ban
...
c) Những công việc khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm hay Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm giao hoặc Ủy quyền.
3. Chánh Thanh tra đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Thanh tra Ủy ban trước khi quyết định các vấn đề sau:
a) Chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết của đơn vị;
b) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn; dự án, dự thảo văn bản pháp luật do đơn vị chủ trì xây dựng để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
c) Dự toán, quyết toán ngân sách; chế độ chi tiêu nội bộ, kế hoạch mua sắm tài sản của đơn vị theo quy định;
d) Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự thi đua, khen thưởng, kỷ luật của đơn vị theo quy định;
đ) Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Thanh tra thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong, tập thể Lãnh đạo đơn vị.
Như vậy, theo quy định, Chánh Thanh tra Ủy ban Dân tộc phải đưa ra thảo luận trong tập thể Lãnh đạo Thanh tra Ủy ban trước khi quyết định các vấn đề sau:
(1) Chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo tổng kết của đơn vị;
(2) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn;
Dự án, dự thảo văn bản pháp luật do đơn vị chủ trì xây dựng để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
(3) Dự toán, quyết toán ngân sách; chế độ chi tiêu nội bộ, kế hoạch mua sắm tài sản của đơn vị theo quy định;
(4) Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự thi đua, khen thưởng, kỷ luật của đơn vị theo quy định;
(5) Những vấn đề khác theo quy định của pháp luật hoặc do Chánh Thanh tra thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận trong, tập thể Lãnh đạo đơn vị.
Những công việc đã giao cho Phó Chánh Thanh tra thực hiện thì Chánh Thanh tra có phải trực tiếp giải quyết không?
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Thanh tra Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-UBDT năm 2018 quy định về Chánh Thanh tra Ủy ban như sau:
Chánh Thanh tra Ủy ban
...
2. Chánh Thanh tra trực tiếp giải quyết các công việc sau đây:
...
Trực tiếp tham mưu cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm trong việc thanh tra, kiểm tra đối với các Bộ, ngành; chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức, các cơ quan chuyên ngành ở địa phương, các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban trong việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ đã phân công, phân cấp thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc.
Trong thời gian vắng mặt, nếu thấy cần thiết, Chánh Thanh tra Ủy quyền cho một Phó Chánh Thanh tra thay mặt điều hành công việc của đơn vị.
b) Công việc đã giao cho Phó Chánh Thanh tra thực hiện nhưng thấy cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Chánh Thanh tra được phân công vắng mặt; những việc các Phó Chánh Thanh tra còn có ý kiến khác nhau;
c) Những công việc khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm hay Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm giao hoặc Ủy quyền.
...
Như vậy, theo quy định, Chánh Thanh tra phải trực tiếp giải quyết những công việc đã giao cho Phó Chánh Thanh tra thực hiện trong những trường hợp sau đây:
(1) Những công việc cần thiết phải giải quyết vì cấp bách hoặc nội dung quan trọng hoặc do Phó Chánh Thanh tra được phân công vắng mặt;
(2) Những việc các Phó Chánh Thanh tra còn có ý kiến khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?