Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là công chức hay cán bộ trong hệ thống TAND?
Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là công chức hay cán bộ trong hệ thống TAND?
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP bao gồm:
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân.
Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là công chức hay cán bộ trong hệ thống TAND? (Hình từ Internet)
Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương do ai bổ nhiệm?
Thẩm quyền bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương được quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
...
Theo quy định Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
...
2. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
c) Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật này;
d) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án mình và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
đ) Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao;
e) Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định Chánh án Tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, trừ Thẩm phán, Phó Chánh án;
- Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, khoản 3 Điều 79 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và khoản 3 Điều 80 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án mình và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương;
- Báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BN/2023/021123/Cong-chuc-trong-he-thong-TAND-2.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TL/230209/chanh-an.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TL/230111/luu-tru-ho-so-8.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TK/toa-an-nhan-dan-thanh-pho-ho-chi-minh.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, vỉa hè phố vào mục đích khác mới nhất theo Nghị định 165?
- Lỗi dừng xe mặc áo mưa không đúng quy định phạt bao nhiêu 2025? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 mới nhất? Căn cứ định giá dịch vụ khám chữa bệnh?
- Mẫu công văn xin gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng EC? Nguyên tắc cần tuân thủ khi ký kết hợp đồng EC?
- Viết đoạn văn kể về công việc của người thân lớp 2? Viết 4 đến 5 câu về công việc của người thân của em lớp 2?