Chăn thả gia súc trên đường gây cản trở, tai nạn giao thông có vi phạm pháp luật hay không?
Gia súc là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa gia súc như sau:
“Gia súc là các loài động vật có vú, có 04 chân được con người thuần hóa và chăn nuôi”
Dựa vào định nghĩa trên có thể thấy rằng dê là một loại gia súc và hành vi chăn thả dê trên đường được coi là hành vi chăn thả gia súc.
Người chăn thả gia súc đi trên đường bộ phải tuân thủ điều gì?
Căn cứ Điều 34 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định đối với người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ như sau:
“1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.”
Mặt khác theo điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về những hành vi không được thực hiện trên đường bộ:
2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
“… c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
…”
Theo đó, người chăn thả gia súc phải tuân thủ các quy định như không được thả rông súc vật trên đường bộ, không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới, phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường,…
Chăn thả gia súc trên đường bộ
Xử phạt hành vi chăn thả gia súc trên đường bộ gây cản trở, tai nạn giao thông
Căn cứ Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
“1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không nhường đường theo quy định, không báo hiệu bằng tay khi chuyển hướng;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Không đủ dụng cụ đựng chất thải của súc vật hoặc không dọn sạch chất thải của súc vật thải ra đường, hè phố;
d) Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới;
đ) Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giao thông;
e) Đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
g) Để súc vật kéo xe mà không có người điều khiển;
h) Điều khiển xe không có báo hiệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
b) Dắt súc vật chạy theo khi đang điều khiển hoặc ngồi trên phương tiện giao thông đường bộ;
c) Xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo đi vào đường cao tốc trái quy định.”
Theo đó, hành vi chăn thả gia súc trên đường vi phạm quy tắc giao thông đường bộ hoàn toàn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền lên đến 600.000 đồng.
Căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:
“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.”
Theo đó, hành vi chủ gia súc không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn giao thông, dẫn dắt gia súc đi vào đường giao thông gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vô ý làm chết người:
"1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm."
Theo đó, nếu hành vi chủ gia súc thả gia gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông mà có vô tình làm chết người hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người và có thể sẽ phải chịu phạt cải tại không giam giữ lên đến 03 năm hoặc phạt tù lên đến 10 năm.
Như vậy, hành vi chăn thả dê nói riêng và gia súc nói chung trên đường bộ mà trái với quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt đích đáng và cụ thể. Để hạn chế trường hợp gia súc thả rông gây tai nạn giao thông, mỗi người chủ cần có ý thức hơn trong việc quản lý vật nuôi. Ngoài ra, chính quyền địa phương cùng các cơ quan liên quan cũng cần tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?