Chẩn đoán phân biệt sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới như thế nào? Khi điều trị có thể có những biến chứng gì?

Xin hỏi, điều trị sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới với bệnh nhân đã hết thời kỳ tăng trưởng như thế nào? Chẩn đoán phân biệt sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới như thế nào? Câu hỏi của chị Thúy Hồng tại Đồng Nai.

Chẩn đoán phân biệt sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục III Mục 15 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới như sau:

SAI KHỚP CẮN LOẠI II DO KÉM PHÁT TRIỂN XƯƠNG HÀM DƯỚI
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, xương hàm dưới lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ, xương hàm trên ở vị trí bình thường.
II. NGUYÊN NHÂN
- Di truyền.
- Do có tiền sử chấn thương xương hàm dưới lúc còn nhỏ gây kém phát triển xương hàm dưới.
- Do một số hội chứng bẩm sinh làm xương hàm dưới kém phát triển:
+ Pierre-Robin,
+ Treacher Collins…
- Không rõ nguyên nhân.
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định:
...
2. Chẩn đoán phân biệt
- Sai khớp cắn loại II do răng: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng (Cephalometrics) với đặc điểm tương quan xương hai hàm loại I.
- Sai khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng (Cephalometrics) với các đặc điểm:
+ Số đo góc SNA tăng.
+ Chỉ số A-Nperp tăng.
- Sai khớp cắn loại II do xương hai hàm: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng với các đặc điểm:
+ Số đo góc SNA tăng.
+ Số đo góc SNB giảm.
+ Chỉ số A-Nperp tăng.
+ Chỉ số Pog-Nper tăng.

Sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.

Sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, xương hàm dưới lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ, xương hàm trên ở vị trí bình thường.

Như vậy, chẩn đoán phân biệt sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới theo quy định cụ thể trên.

sai khơp cắn 4

Sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới (Hình từ Internet)

Điều trị sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới với bệnh nhân đã hết thời kỳ tăng trưởng như thế nào?

Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục IV Mục 15 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về điều trị cụ thể sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới với bệnh nhân đã hết thời kỳ tăng trưởng như sau:

- Điều trị bù trừ (ngụy trang)

+ Nhổ răng tạo khoảng

+ Sắp xếp kéo lùi các răng trước.

+ Điều chỉnh tương quan răng hai hàm cho tới khi đạt khớp cắn loại I, ít nhất phải đạt được tương quan răng nanh loại I.

+ Hoàn thiện.

+ Điều trị duy trì.

- Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm dưới: áp dụng trong các trường hợp nặng không thể điều trị bù trừ bằng nắn chỉnh răng đơn thuần.

Khi điều trị sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới có thể có những biến chứng gì?

Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục V Mục 15 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới như sau:

SAI KHỚP CẮN LOẠI II DO KÉM PHÁT TRIỂN XƯƠNG HÀM DƯỚI
...
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- Tình trạng khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên thường gây sang chấn các răng trước hai hàm, viêm quanh răng và có thể gây mất răng sớm, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.
- Nếu điều trị đúng phác đồ nói trên thì tiên lượng tốt.
2. Biến chứng
- Sang chấn các răng trước hai hàm.
- Đau khớp thái dương hàm.
- Rối loạn khớp thái dương hàm.

Theo quy định trên, biến chứng có thể xảy ra khi điều trị sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới gồm:

- Sang chấn các răng trước hai hàm.

- Đau khớp thái dương hàm.

- Rối loạn khớp thái dương hàm.

Chuyên ngành Răng hàm mặt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên nhân gây viêm quanh cuống răng là do đâu? Chẩn đoán lâm sàng viêm quanh cuống răng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Phục hình răng bằng Hàm giả tháo lắp để điều trị mất răng toàn bộ như thế nào? Để phòng bệnh mất răng toàn bộ có những biện pháp gì?
Pháp luật
Viêm lợi liên quan đến mảng bám răng nguyên nhân do đâu? Điều trị viêm lợi liên quan đến mảng bám răng theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Để điều trị mất răng toàn bộ thực hiện phục hình răng bằng Implant như thế nào? Tiên lượng và biến chứng khi điều trị mất răng toàn bộ như thế nào?
Pháp luật
Chẩn đoán lâm sàng viêm tủy răng sữa không hồi phục thực hiện như thế nào? Điều trị viêm tủy răng sữa không hồi phục như thế nào?
Pháp luật
Khi phục hình cùi đúc sứ cần chuẩn bị dụng cụ và thuốc như thế nào? Tiến hành phục hình cùi đúc sứ theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Chống chỉ định phục hình tai bán phần bằng nhựa Acrylic trong những trường hợp nào? Tiến hành phục hình tai bán phần bằng nhựa Acrylic theo các bước như thế nào?
Pháp luật
Tiến hành phục hình tai toàn phần bằng nhựa Acrylic theo các bước như thế nào? Trong và sau khi phẫu thuật phục hình xử lý tai biến như thế nào?
Pháp luật
Điều trị viêm tủy răng có phục hồi được thực hiện như thế nào? Nguyên nhân gây viêm tủy răng là từ đâu?
Pháp luật
Người có nhu cầu đào tạo bổ sung ngành Răng Hàm Mặt phải đạt bao nhiêu điểm bài kiểm tra đầu vào để được xét tuyển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên ngành Răng hàm mặt
564 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên ngành Răng hàm mặt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyên ngành Răng hàm mặt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào