Cha và mẹ ly hôn thì điều kiện thay đổi người nuôi con như thế nào? Thẩm quyền thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn do ai quyết định?
Điều kiện thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
+ Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
+ Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Như vậy, việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện theo quy định nêu trên.
Cha và mẹ ly hôn thì điều kiện thay đổi người nuôi con như thế nào?
Ai được yêu cầu thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn?
Theo khoản 1 Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
"1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con."
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 5 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thì nếu người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con gồm:
- Người thân thích, được quy định khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích như sau: đây là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời. Do đó, người thân thích có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ…
- Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình, trẻ em: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Hội Liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, theo quy định này, người có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức.
Thẩm quyền thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn thực hiện thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, quy định Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết việc tranh chấp hoặc yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, cụ thể như sau:
"1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
a) Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
d) Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này."
Đồng thời, tại điểm i khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:
"i) Tòa án nơi một trong các bên thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn."
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên thỏa thuận thay đổi nuôi con cư trú, làm việc hoặc Tòa án cấp huyện nơi người con đang cư trú.
Hồ sơ thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn cần chuẩn bị những gì?
Hồ sơ thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn gồm:
- Đơn khởi kiện (Mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị Quyết 01/2017/NQ-HĐTP);
- Quyết định, bản án ly hôn (bản sao);
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, sổ hộ khẩu (bản sao);
- Giấy khai sinh của con (bản sao);
- Văn bản, tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Như vậy, trên đây là hồ sơ thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn, anh cần lưu ý thực hiện theo đúng với quy trình để tránh xảy ra sai sót.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?