Cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng là gì? Cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng áp dụng trong trường hợp nào?
Cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng là gì?
Căn cứ theo Điều 6d Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và khoản 7 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng như sau:
Cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng
1. Cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng là việc cấp đăng ký hợp tác xã không thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã. Việc cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng được áp dụng trong các trường hợp sau:
a) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;
b) Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã gặp sự cố kỹ thuật;
c) Các trường hợp bất khả kháng khác.
Căn cứ vào thời gian dự kiến khắc phục sự cố hoặc xây dựng, nâng cấp Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã, trừ trường hợp bất khả kháng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo trước về thời gian dự kiến để cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện việc cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng.
2. Việc phối hợp giải quyết thủ tục cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng giữa cơ quan đăng ký hợp tác xã và cơ quan thuế thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ sơ bằng bản giấy.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã kết thúc việc xây dựng, nâng cấp hoặc khắc phục sự cố, cơ quan đăng ký hợp tác xã phải cập nhật dữ liệu, thông tin đã cấp cho hợp tác xã vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
Theo đó, việc cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng được hiểu là việc cấp đăng ký hợp tác xã không thực hiện thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
Việc cấp đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã đang trong quá trình xây dựng, nâng cấp;
- Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã gặp sự cố kỹ thuật;
- Các trường hợp bất khả kháng khác.
Đăng ký hợp tác xã theo quy trình dự phòng (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký hợp tác xã được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT), quy định việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký hợp tác xã được thực hiện như sau:
(1) Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hợp tác xã.
(2) Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:
- Có đủ giấy tờ theo quy định;
- Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
- Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký hợp tác xã;
- Đã nộp lệ phí đăng ký hợp tác xã theo quy định.
(3) Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, cơ quan đăng ký hợp tác xã trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
(4) Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hợp tác xã nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã là gì?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Hợp tác xã 2012, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã thì phải có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
(2) Đủ hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã theo quy định, cụ thể gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã;
- Điều lệ;
- Phương án sản xuất, kinh doanh;
- Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
- Nghị quyết hội nghị thành lập.
(3) Tên của hợp tác xã được đặt theo quy định:
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định tên, biểu tượng của mình nhưng không trái với quy định của pháp luật. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã”.
- Tên, biểu tượng của hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
(4) Có trụ sở chính theo quy định sau:
Trụ sở chính của hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?