Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 thực hiện chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 như thế nào?
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 thực hiện chức năng gì?
Chức năng của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 được quy định tại Điều 1 Quyết định 956/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Thành lập Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam.
Tên giao dịch tiếng Anh: Port Authority of Inland Waterway Area No 5.
Tên viết tắt: PAIW 5.
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa trên luồng tuyến đường thủy nội địa quốc gia tại địa bàn các tỉnh khu vực miền Trung, bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và bảo vệ môi trường.
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại tỉnh Nghệ An.
Theo đó, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 trực thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa trên luồng tuyến đường thủy nội địa quốc gia tại địa bàn các tỉnh khu vực miền Trung,
Bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa và bảo vệ môi trường.
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 (Hình từ Internet)
Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác bảo đảm an toàn giao thông?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 được quy định tại Điều 2 Quyết định 956/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực V thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2021/TT-BGTVT ngày 14 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ đường thủy nội địa.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 thực hiện theo quy định tại Thông tư 18/2021/TT-BGTVT, cụ thể theo Điều 4 Thông tư 18/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
6. Thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực cảng, bến, khu neo đậu;
b) Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cảng, bến, khu neo đậu, luồng chuyên dùng vào cảng, bến, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến, khu neo đậu;
c) Khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xử lý;
d) Xác nhận việc khắc phục sự cố hoặc các nguy cơ gây mất an toàn đối với các cảng, bến, khu neo đậu đã được loại bỏ.
...
Như vậy, trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện công tác bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực cảng, bến, khu neo đậu;
- Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cảng, bến, khu neo đậu, luồng chuyên dùng vào cảng, bến, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến, khu neo đậu;
- Khi phát hiện có dấu hiệu mất an toàn kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm xử lý;
- Xác nhận việc khắc phục sự cố hoặc các nguy cơ gây mất an toàn đối với các cảng, bến, khu neo đậu đã được loại bỏ.
Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 được quy định tại Điều 3 Quyết định 956/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
a) Phòng Tổ chức, hành chính - Tài chính;
b) Phòng Pháp chế - Thanh tra;
c) Phòng Quản lý cảng, bến.
2. Các Đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa
a) Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Thanh Hóa;
b) Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Nghệ An;
c) Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Bình;
d) Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Nam.
Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định, được sử dụng con dấu riêng theo quy định.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực 5 được quy định như sau:
- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ
+ Phòng Tổ chức, hành chính - Tài chính;
+ Phòng Pháp chế - Thanh tra;
+ Phòng Quản lý cảng, bến.
- Các Đại diện Cảng vụ đường thuỷ nội địa
+ Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Thanh Hóa;
+ Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Nghệ An;
+ Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Bình;
+ Đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Quảng Nam.
Đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu theo quy định, được sử dụng con dấu riêng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?