Cần tuân thủ kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo theo những nguyên tắc gì? Thang điểm đánh giá tối đa hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo?
Cần tuân thủ kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo theo những nguyên tắc gì?
Thang điểm đánh giá tối đa hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo? (Hình từ Internet)
Theo Điều 42 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.
2. Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.
3. Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.
4. Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Theo đó, nguyên tắc kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo gồm có 05 nguyên tắc, cụ thể:
+ Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải được thực hiện thường xuyên, ưu tiên công tác phòng ngừa; kịp thời xử lý, khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển và hải đảo.
+ Các khu vực biển phải được phân vùng rủi ro ô nhiễm để có giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo hiệu quả.
+ Các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo, chất thải không rõ nguồn gốc và xuyên biên giới phải được kiểm soát. Việc kiểm soát các nguồn thải, chất thải phải xem xét đến sức chịu tải môi trường của khu vực biển và hải đảo.
+ Ứng phó có hiệu quả sự cố môi trường biển, kịp thời ngăn chặn lan truyền ô nhiễm trong sự cố môi trường biển.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước môi trường hải đảo được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT quy định các tiêu chí thuộc phạm vi đánh giá hiện trạng chất lượng nước trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo theo 08 tiêu chí. Cụ thể như sau:
+ Tiêu chí 4.1: xây dựng chương trình định kỳ quan trắc chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;
+ Tiêu chí 4.2: tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo;
+ Tiêu chí 4.3: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng nước của các khu vực biển và hải đảo;
+ Tiêu chí 4.4: tổ chức định kỳ quan trắc chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo;
+ Tiêu chí 4.5: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng chất lượng trầm tích của các khu vực biển và hải đảo;
+ Tiêu chí 4.6: tổ chức định kỳ quan trắc đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;
+ Tiêu chí 4.7: tổ chức định kỳ đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo;
+ Tiêu chí 4.8: tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động hệ thống quan trắc tự động việc xả thải trên biển và hải đảo của các đối tượng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Lưu ý: Các tiêu chí thành phần của các tiêu chí theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT được quy định tại Phụ lục 01 - Bộ chỉ số, nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 27/2016/TT-BTNMT.
Thang điểm đánh giá tối đa hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT quy định thang điểm các tiêu chí thuộc phạm vi đánh giá trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo như sau:
Thang điểm, điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Thang điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là 100 điểm.
2. Điểm đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được xác định căn cứ vào tính chất của từng nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, ưu tiên cho công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm, sự cố môi trường biển, suy thoái môi trường biển, các hệ sinh thái biển, hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường, các hệ sinh thái biển, hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái.
3. Điểm đánh giá các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, cụ thể như sau:
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
b) Rà soát, hệ thống hóa; theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
c) Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo; tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;
d) Định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo: điểm tối đa là 12 điểm;
đ) Phòng ngừa, phát hiện, xử lý, khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường, các hệ sinh thái biển và hải đảo; cải thiện và phục hồi môi trường các hệ sinh thái biển và hải đảo bị ô nhiễm và suy thoái: điểm tối đa là 30 điểm;
e) Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường biển: điểm tối đa là 12 điểm;
g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ môi trường biển và hải đảo: điểm tối đa là 08 điểm;
h) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, giải quyết khiếu nại tố cáo: điểm tối đa là 10 điểm.
4. Điểm của nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được quy định cụ thể tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, thang điểm đánh giá chung kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là 100 điểm và điểm đánh giá tối đa 08 nội dung trong hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường hải đảo được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT.
Lưu ý: Điểm đánh giá chi tiết các tiêu chí thành phần của các tiêu chí theo quy định tại Điều 5 Thông tư 27/2016/TT-BTNMT được quy định tại Phụ lục 01 - Bộ chỉ số, nội dung, tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo ban hành kèm theo Thông tư 27/2016/TT-BTNMT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?