Căn cứ vào đâu để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm? Tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành bao nhiêu nhóm mỏ thăm dò?

Tôi có câu hỏi là căn cứ vào đâu để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm? Tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành bao nhiêu nhóm mỏ thăm dò? Câu hỏi của anh Đ.D đến từ Quảng Ninh.

Căn cứ vào đâu để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân chia nhóm mỏ thăm dò như sau:

Phân chia nhóm mỏ thăm dò
1. Cơ sở phân chia nhóm mỏ thăm dò:
a) Căn cứ vào hình dạng, kích thước, thế nằm các thân quặng chì - kẽm, mức độ ổn định về chiều dày, biến đổi hàm lượng chì - kẽm và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ;
b) Căn cứ vào chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi chiều dày, hàm lượng các thân quặng và điều kiện địa chất khai thác mỏ để phân chia nhóm mỏ thăm dò;
c) Căn cứ vào việc lập luận, đánh giá cụ thể đối với các thân quặng chì - kẽm chính, chiếm không dưới 70% trữ lượng của mỏ. Nhóm mỏ thăm dò được dự kiến trong Đề án thăm dò khoáng sản và được xác định trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.

Như vậy, theo quy định trên thì để phân chia nhóm mỏ thăm dò tài nguyên khoáng sản kẽm thì cần căn cứ vào:

- Căn cứ vào hình dạng, kích thước, thế nằm các thân quặng kẽm, mức độ ổn định về chiều dày, biến đổi hàm lượng kẽm và mức độ phức tạp về cấu trúc địa chất mỏ;

- Căn cứ vào chỉ số định lượng đánh giá mức độ biến đổi chiều dày, hàm lượng các thân quặng và điều kiện địa chất khai thác mỏ để phân chia nhóm mỏ thăm dò;

- Căn cứ vào việc lập luận, đánh giá cụ thể đối với các thân quặng kẽm chính, chiếm không dưới 70% trữ lượng của mỏ. Nhóm mỏ thăm dò được dự kiến trong Đề án thăm dò khoáng sản và được xác định trong Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.

tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản kẽm (Hình từ Internet)

Tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành bao nhiêu nhóm mỏ thăm dò?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân chia nhóm mỏ thăm dò như sau:

Phân chia nhóm mỏ thăm dò
2. Phân chia nhóm mỏ thăm dò thành các nhóm sau:
a) Nhóm mỏ đơn giản (I);
b) Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II);
c) Nhóm mỏ phức tạp (III);
d) Nhóm mỏ rất phức tạp (IV).

Như vậy, theo quy định trên thì tài nguyên khoáng sản kẽm được phân chia thành 04 nhóm mỏ thăm dò, gồm:

- Nhóm mỏ đơn giản (I);

- Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II);

- Nhóm mỏ phức tạp (III);

- Nhóm mỏ rất phức tạp (IV).

Việc xếp nhóm mỏ rất phức tạp của tài nguyên khoáng sản kẽm được dựa theo điều kiện nào?

Căn cứ tại điểm d khoản 3 Điều 9 Thông tư 04/2015/TT-BTNMT, có quy định về phân chia nhóm mỏ thăm dò như sau:

Phân chia nhóm mỏ thăm dò
3. Điều kiện xếp nhóm mỏ thăm dò :
a) Nhóm mỏ đơn giản (I):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ lớn có cấu trúc địa chất đơn giản với các thân quặng dạng giả tầng, dạng vỉa nằm ngang hoặc dốc thoải; các thân quặng có hình dạng đơn giản, hệ số chứa quặng từ 0,8 đến 1,0; chiều dày ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình không lớn hơn 40%; hàm lượng các thành phần có ích chính phân bố đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn không lớn hơn 40%.
b) Nhóm mỏ tương đối phức tạp (II):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ từ lớn đến trung bình có cấu trúc địa chất tương đối phức tạp, với các thân quặng có hình dạng lương đối đơn giản đến phức tạp; thân quặng dạng vỉa, thấu kính, cột, ống...; chiều dày thân quặng tương đối ổn định đến không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình từ trên 40% đến 70%; hàm lượng các thành phần có ích chính phân bố từ tương đối đồng đều đến không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn từ trên 40% đến 70% và hệ số chứa quặng từ 0,7 đến 0,8.
c) Nhóm mỏ phức tạp (III):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ từ nhỏ đến trung bình, có cấu trúc địa chất phức tạp với các thân quặng dạng vỉa, thấu kính, dạng ổ, cột, ống...; hình dạng các thân quặng rất phức tạp, chiều dày không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình từ trên 70% đến 100%; hàm lượng các thành phần có ích và có hại chính phân bố không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn từ trên 70% đến 100%; hệ số chứa quặng từ 0,6 đến 0,7.
d) Nhóm mỏ rất phức tạp (IV):
Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ nhỏ, có cấu trúc địa chất rất phức tạp với các thân quặng kích thước nhỏ đến rất nhỏ, dạng mạch, thấu kính, cột, ổ...; hình dạng thân quặng rất phức tạp, chiều dày rất không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình trên 100%; hàm lượng các thành phần có ích chính biến đổi rất không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn trên 100%; hệ số chứa quặng dưới 0,6.

Như vậy, theo quy định trên thì việc xếp nhóm mỏ rất phức tạp của tài nguyên khoáng sản kẽm được dựa theo điều kiện sau:

- Gồm những mỏ hoặc một phần mỏ nhỏ, có cấu trúc địa chất rất phức tạp với các thân quặng kích thước nhỏ đến rất nhỏ, dạng mạch, thấu kính, cột, ổ...;

- Hình dạng thân quặng rất phức tạp, chiều dày rất không ổn định, hệ số biến đổi chiều dày theo công trình trên 100%;

- Hàm lượng các thành phần có ích chính biến đổi rất không đồng đều, hệ số biến đổi hàm lượng theo mẫu đơn trên 100%; hệ số chứa quặng dưới 0,6.

Thăm dò khoáng sản Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thăm dò khoáng sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản đối với doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam bao gồm những gì?
Pháp luật
Để được chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản thì tổ chức phải thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản đúng không?
Pháp luật
Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản của một giấy phép đối với than được quy định là bao nhiêu km2?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9425:2012 quy định về máy móc, thiết bị dùng trong phương pháp đo sâu từ tellua trong việc thăm dò khoáng sản?
Pháp luật
Nội dung chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản của doanh nghiệp được thể hiện bằng hình thức như thế nào?
Pháp luật
Công tác khoan thăm dò địa chất công trình cho một công trình được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Pháp luật
Doanh nghiệp thăm dò khoáng sản có được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực không đấu giá hay không?
Pháp luật
Hợp tác xã hành nghề thăm dò khoáng sản cần chuẩn bị hồ sơ hành nghề thăm dò khoáng sản như nào?
Pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất?
Pháp luật
Công ty được cấp tối đa bao nhiêu Giấy phép thăm dò khoáng sản? Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn bao nhiêu lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thăm dò khoáng sản
517 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thăm dò khoáng sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào