Căn cứ nào để tuyển dụng công chức vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân? Các loại công chức được tuyển dụng?
Nguyên tắc tuyển dụng công chức vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân như thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc tuyển dụng công chức
1. Công khai, minh bạch, khách quan, đúng pháp luật và phù hợp với đặc thù của Ngành.
2. Việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển phải được giám sát chặt chẽ.
3. Bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng để tuyển chọn công chức có chất lượng.
4. Tuyển chọn người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.
5. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người thuộc diện chính sách theo quy định của pháp luật và của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, việc tuyển dụng công chức vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân cần đảm bảo các nguyên tắc được quy định nêu trên.
Căn cứ nào để tuyển dụng công chức vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Theo Điều 6 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Căn cứ tuyển dụng
1. Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
2. Quý I hằng năm hoặc trước mỗi kỳ tuyển dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế này, Vụ Tổ chức cán bộ xác định nhu cầu, số lượng công chức cần tuyển cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xác định nhu cầu, số lượng công chức cần tuyển trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt. Sau khi có quyết định phê duyệt của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tuyển dụng trong năm và đề nghị thành lập Ban giám sát tuyển dụng của đơn vị trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định, phê duyệt.
Như vậy, căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế được giao cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện.
Quý I hằng năm hoặc trước mỗi kỳ tuyển dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021, Vụ Tổ chức cán bộ xác định nhu cầu, số lượng công chức cần tuyển cho các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xác định nhu cầu, số lượng công chức cần tuyển trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê duyệt.
Sau khi có quyết định phê duyệt của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Vụ Tổ chức cán bộ Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tuyển dụng trong năm và đề nghị thành lập Ban giám sát tuyển dụng của đơn vị trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định, phê duyệt.
Căn cứ nào để tuyển dụng công chức vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu loại công chức được tuyển dụng vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Theo Điều 4 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Các loại công chức được tuyển dụng
1. Căn cứ ngạch được bổ nhiệm, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân loại như sau:
a) Loại A gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
b) Loại B gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp, Điều tra viên trung cấp, Kiểm tra viên chính, Chuyên viên chính hoặc tương đương.
c) Loại C gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên sơ cấp, Kiểm tra viên, Cán bộ điều tra, Chuyên viên hoặc tương đương.
d) Loại D gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương.
2. Căn cứ vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, các loại công chức được tuyển dụng vào làm việc trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như sau:
(1) Căn cứ ngạch được bổ nhiệm, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được phân loại như sau:
- Loại A gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm sát viên cao cấp, Điều tra viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp, Chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
- Loại B gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên trung cấp, Điều tra viên trung cấp, Kiểm tra viên chính, Chuyên viên chính hoặc tương đương.
- Loại C gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp, Điều tra viên sơ cấp, Kiểm tra viên, Cán bộ điều tra, Chuyên viên hoặc tương đương.
- Loại D gồm: Người được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên, cán sự hoặc tương đương.
(2) Căn cứ vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?