Cán bộ công chức có được vay vốn hỗ trợ nhà ở từ ngân hàng không? Pháp luật quy định ngân hàng nào thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở?
Cán bộ công chức có được vay vốn hỗ trợ nhà ở từ ngân hàng không?
Cán bộ công chức có được vay vốn hỗ trợ nhà ở từ ngân hàng không? (Hình từ Internet)
Theo điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN) quy định như sau:
a) Đối tượng vay vốn (sau đây gọi là khách hàng) bao gồm:
- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2;
- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng;
- Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình;
- Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp (kể cả bên trong và ngoài khu công nghiệp) của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế; người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân (không phân biệt công lập hay ngoài công lập) và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
- Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ (sau đây gọi là doanh nghiệp).
Dẫn chiếu theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 07/2013/TT-BXD (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2014/TT-BXD và khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2013/TT-BXD) quy định đối tượng được vay vốn ngân hàng mua nhà ở như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
…
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội;
b) Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m² và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m²; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng; cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị (thuộc Phường, Thị trấn) đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình;
c) Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, chủ đầu tư các dự án nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân khu công nghiệp, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 và các Quyết định số 65, 66, 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, công nhân lao động tại các khu công nghiệp và người thu nhập thấp tại khu vực đô thị (sau đây gọi tắt là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội); doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội;
d) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, cán bộ công chức được hưởng cho vay hỗ trợ nhà ở khi vay vốn ngân hàng nếu thuộc 02 trường hợp sau đây, cụ thể:
+ Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để thuê, thuê mua và mua nhà ở xã hội;
+ Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m² và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m²;
Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán đã bao gồm thuế VAT (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1,05 tỷ đồng;
Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị (thuộc Phường, Thị trấn) đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức vay vốn để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.
Pháp luật quy định ngân hàng nào thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở?
Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư 11/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2014/TT-NHNN) quy định những ngân hàng sau đây thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở cho khách hàng, gồm:
(1) Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm:
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam;
+ Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam;
+ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam;
+ Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam;
+ Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
(2) Các ngân hàng thương mại cổ phần khác do Ngân hàng Nhà nước chỉ định.
Nguyên tắc cho vay hỗ trợ nhà ở được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Thông tư 11/2013/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 25/2016/TT-NHNN) quy định như sau:
Nguyên tắc cho vay hỗ trợ nhà ở
1. Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại Thông tư này. Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Riêng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình, thời gian giải ngân của các ngân hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước để cho vay hỗ trợ nhà ở được thực hiện tối đa đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016.
2. Ngân hàng thực hiện cho vay đối với khách hàng theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các quy định tại Thông tư này. Ngân hàng có trách nhiệm xem xét, thẩm định, quyết định cho vay đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình.
3. Khách hàng có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích và hoàn trả đầy đủ gốc, lãi đúng hạn cho ngân hàng theo hợp đồng tín dụng.
4. Ngân hàng cho vay các doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội trên cơ sở danh mục do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ. Tổng mức cho vay của các ngân hàng đối với doanh nghiệp chiếm tối đa 30% nguồn tái cấp vốn hỗ trợ nhà ở quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
5. Việc giải ngân tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước chỉ áp dụng đối với các khoản vay mà ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với khách hàng trước ngày 31 tháng 03 năm 2016 và đã được ngân hàng báo cáo Ngân hàng Nhà nước tại báo cáo định kỳ số liệu đến ngày 10 tháng 5 năm 2016.
6. Sau thời điểm ngân hàng kết thúc giải ngân từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng tiếp tục giải ngân cho khách hàng đối với số tiền chưa giải ngân hết theo hợp đồng tín dụng đã ký bằng nguồn vốn của ngân hàng trên cơ sở lãi suất cho vay thỏa thuận và chính sách khách hàng của từng ngân hàng.
Theo đó, cho vay hỗ trợ nhà ở được thực hiện theo các nguyên tắc được quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?