Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được nhận, giải quyết đơn tố cáo ngoài trụ sở Cơ quan trong trường hợp nào?
- Tiếp nhận đơn tố cáo không liên quan đến công tác của Cảnh sát môi trường thì xử lý như thế nào?
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được nhận, giải quyết đơn tố cáo ngoài trụ sở Cơ quan trong trường hợp nào?
- Đối tượng đang bị điều tra tự ý tìm gặp cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường thì cán bộ, chiến sĩ cần làm gì?
Tiếp nhận đơn tố cáo không liên quan đến công tác của Cảnh sát môi trường thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định về công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:
Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Cơ quan Cảnh sát môi trường phải bố trí địa điểm thuận lợi để tiếp cá nhân, đại diện các cơ quan, tổ chức và bố trí cán bộ trực ban 24/24 giờ trong ngày để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tại nơi tiếp phải có hòm thư góp ý để tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Phải phân công cán bộ theo dõi việc giải quyết, trả lời cho người gửi đơn, thư theo quy định.
2. Mọi đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh phải được ghi vào sổ theo quy định và chuyển ngay đến lãnh đạo có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Đối với những đơn, thư không liên quan đến công tác của Cảnh sát môi trường hoặc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan Cảnh sát môi trường thì trả lại và giải thích rõ cho người gửi hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo bằng văn bản cho người có đơn, thư biết theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, mọi đơn tố cáo phải được ghi vào sổ theo quy định và chuyển ngay đến lãnh đạo có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với những đơn tố cáo không liên quan đến công tác của Cảnh sát môi trường thì trả lại và giải thích rõ cho người gửi hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
Đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho người có đơn tố cáo biết theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn tố cáo (Hình từ Internet)
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được nhận, giải quyết đơn tố cáo ngoài trụ sở Cơ quan trong trường hợp nào?
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau:
Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
...
4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được nhận, giải quyết đơn, thư tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở Cơ quan, trừ trường hợp cấp bách cá nhân đến báo tin về tội phạm, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, phải kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật.
5. Cán bộ trực ban tại Cơ quan Cảnh sát môi trường phải mặc trang phục theo đúng điều lệnh Công an nhân dân; có thái độ tôn trọng, lịch sự, đúng mực, tận tâm giải quyết những yêu cầu chính đáng của cá nhân; không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; không được gây khó khăn đối với người của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân đến liên hệ công tác.
Như vậy, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường được nhận, giải quyết đơn tố cáo tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở Cơ quan trong trường hợp cấp bách cá nhân đến báo tin về tội phạm, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, phải kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật.
Đối tượng đang bị điều tra tự ý tìm gặp cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường thì cán bộ, chiến sĩ cần làm gì?
Theo Điều 9 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm như sau:
Những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm
1. Tiết lộ bí mật, tin tức, tài liệu vụ việc đang điều tra, xác minh khi chưa được phép công khai đối với những người không có trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp nhận được yêu cầu cung cấp tin tức, tài liệu của các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan khác có liên quan về nội dung vụ việc do mình được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra, xác minh thì phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
2. Lợi dụng danh nghĩa công tác đến các cơ quan, tổ chức hoặc gặp riêng cá nhân để gây khó khăn, phiền hà, nhận quà biếu dưới mọi hình thức.
3. Tùy tiện tiếp xúc với đối tượng đang bị điều tra và những người có liên quan đến các vụ việc đang điều tra. Trường hợp đối tượng tự ý tìm gặp thì phải báo ngay cho lãnh đạo đơn vị biết để có hướng xử lý. Chỉ được tìm hiểu, xác minh những nguồn tin, đơn, thư tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được lãnh đạo phân công.
4. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, những việc cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được làm được quy định cụ thể trên.
Trong đó, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được tùy tiện tiếp xúc với đối tượng đang bị điều tra và những người có liên quan đến các vụ việc đang điều tra.
Trường hợp đối tượng đang bị điều tra tự ý tìm gặp thì phải báo ngay cho lãnh đạo đơn vị biết để có hướng xử lý. Chỉ được tìm hiểu, xác minh những nguồn tin, đơn, thư tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi được lãnh đạo phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?