Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh nhưng vẫn chưa khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm thì xử lý như thế nào?
- Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh nhưng vẫn chưa khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm thì xử lý như thế nào?
- Trong trường hợp nào thì cơ quan nhà nước có quyền áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh?
- Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh được quy định như thế nào?
Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh nhưng vẫn chưa khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm thì xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 16 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
...
4. Nội dung của quyết định áp dụng hoặc hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm:
a) Quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm bị cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định;
b) Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm phải quy định rõ loại thực phẩm được hủy bỏ theo quyết định cấm kinh doanh, sử dụng, phạm vi và thời gian áp dụng quyết định.
5. Trường hợp hết thời gian trong quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với từng loại thực phẩm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định việc ban hành quyết định điều chỉnh thời gian áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm.
Theo đó, trường hợp hết thời gian trong quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng đối với từng loại thực phẩm nhưng vẫn chưa khống chế được dịch, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định việc ban hành quyết định điều chỉnh thời gian áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng thực phẩm cụ thể:
Việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh được thực hiện khi cơ quan y tế có thẩm quyền xác định đã khống chế được dịch bệnh truyền nhiễm.
Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
(Hình từ Internet)
Trong trường hợp nào thì cơ quan nhà nước có quyền áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 52 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:
Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh.
Ngoài ra, còn có thể áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch.
Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh
1. Điều kiện để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh:
a) Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh và nguy cơ lây truyền qua ăn, uống ở mức độ cao.
...
Theo đó, để quyết định việc áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh truyền nhiễm phải đáp ứng điều kiện sau:
- Dịch đang lưu hành là dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
- Được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh và nguy cơ lây truyền qua ăn, uống ở mức độ cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thủ tục đăng ký giải thể hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ở cấp huyện theo Quyết định 1739 gồm những gì?
- Kịch bản Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025 ngắn gọn? Hướng dẫn tổ chức Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm 2025?
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?