Cách tính điểm trung bình môn học kỳ và cả năm dành cho học sinh cấp ba được quy định như thế nào?
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ và cả năm dành cho học sinh cấp ba được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT thì cách tính điểm trung bình môn học kỳ và cả năm dành cho học sinh cấp ba được xác định như sau:
Điểm trung bình môn học kì (ĐTBmhk): là trung bình cộng của điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên, điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì và điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì với các hệ số quy định như sau:
- TĐKTtx: Tổng điểm của các bài KTtx
- TĐKTđk: Tổng điểm của các bài KTđk
- ĐKThk: Điểm bài KThk
Điểm trung bình môn cả năm (ĐTBmcn): là trung bình cộng của ĐTBmhkI với ĐTBmhkII, trong đó ĐTBmhkII tính hệ số 2:
Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm của học sinh cấp ba được lấy đến số thập phân thứ mấy?
Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm của học sinh cấp ba được quy định tại Điều 11 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT như sau:
Điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm học
1. Điểm trung bình các môn học kỳ (ĐTBhk) là trung bình cộng của điểm trung bình môn học kỳ của các môn học đánh giá bằng điểm số.
2. Điểm trung bình các môn cả năm học (ĐTBcn) là trung bình cộng của điểm trung bình cả năm của các môn học đánh giá bằng điểm số.
3. Điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Theo quy định trên, điểm trung bình các môn học kỳ hoặc cả năm học của học sinh cấp ba là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Cách tính điểm trung bình môn (Hình từ Internet)
Học sinh cấp ba có điểm trung bình các môn học bao nhiêu thì được xếp loại giỏi?
Để được xếp loại giỏi thì học sinh cấp ba phải có điểm trung bình các môn học được quy định tại Điều 13 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT, khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT như sau:
Tiêu chuẩn xếp loại học kỳ và xếp loại cả năm học
1. Loại giỏi, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
2. Loại khá, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
3. Loại trung bình, nếu có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Điểm trung bình các môn học từ 5,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 5,0 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 5,0 trở lên;
b) Không có môn học nào điểm trung bình dưới 3,5;
c) Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
4. Loại yếu: Điểm trung bình các môn học từ 3,5 trở lên, không có môn học nào điểm trung bình dưới 2,0.
5. Loại kém: Các trường hợp còn lại.
6. Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:
a) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Tb thì được điều chỉnh xếp loại K.
b) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại G nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
c) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.
d) Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.
Như vậy, học sinh cấp ba có thể được xếp loại giỏi nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:
- Điểm trung bình các môn học từ 8,0 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 8,0 trở lên.
Riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 8,0 trở lên.
- Không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5.
- Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?