Các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay gồm những thông số nào? Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay được quy định thế nào?
Các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh bao gồm những thông số nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh như sau:
Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
...
4. Các thông số kỹ thuật chính của đường cất hạ cánh bao gồm:
a) Ký hiệu đường cất hạ cánh;
b) Chiều dài, chiều rộng đường cất hạ cánh;
c) Chiều dài, chiều rộng lề đường cất hạ cánh;
d) Dải bay, khu vực an toàn cuối đường cất hạ cánh, đoạn dừng và khoảng trống đầu đường cất hạ cánh;
đ) Tọa độ ngưỡng đường cất hạ cánh (theo tọa độ WGS-84);
e) Độ dốc dọc đường cất hạ cánh;
g) Độ dốc ngang đường cất hạ cánh;
h) Sức chịu tải của đường cất hạ cánh (chỉ số phân cấp mặt đường PCN, PCR);
i) Loại tầng phủ bề mặt đường cất hạ cánh, lề đường cất hạ cánh;
k) Hệ số ma sát;
l) Các cự ly công bố: TORA, TODA, ASDA, LDA.
...
Theo đó, đường cất hạ cánh bao gồm các thông số kỹ thuật được quy định tại khoản 4 Điều 4 nêu trên.
Trong đó có ký hiệu đường cất hạ cánh; chiều dài, chiều rộng đường cất hạ cánh; chiều dài, chiều rộng lề đường cất hạ cánh và dải bay, khu vực an toàn cuối đường cất hạ cánh, đoạn dừng và khoảng trống đầu đường cất hạ cánh.
Sân đỗ tàu bay (Hình từ Internet)
Đường lăn bao gồm các thông số kỹ thuật chính nào?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về đường lăn như sau:
Đường lăn (taxiway) là khu vực được xác định trong khu bay dùng cho tàu bay lăn, di chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác của khu bay.
Tại khoản 5 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về các thông số kỹ thuật chính của đường lăn như sau:
Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
...
5. Các thông số kỹ thuật chính của đường lăn bao gồm:
a) Ký hiệu đường lăn;
b) Chiều dài, chiều rộng đường lăn;
c) Chiều dài, chiều rộng lề đường lăn;
d) Độ dốc dọc đường lăn;
đ) Độ dốc ngang đường lăn;
e) Sức chịu tải của đường lăn;
g) Loại tầng phủ bề mặt của đường lăn;
h) Dải lăn.
...
Theo đó, đường lăn (taxiway) là khu vực được xác định trong khu bay dùng cho tàu bay lăn, di chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác của khu bay.
Các thông số kỹ thuật chính của đường lăn bao gồm ký hiệu đường lăn; chiều dài, chiều rộng đường lăn; chiều dài, chiều rộng lề đường lăn; độ dốc dọc đường lăn; độ dốc ngang đường lăn; sức chịu tải của đường lăn; loại tầng phủ bề mặt của đường lăn và dải lăn.
Các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay gồm những thông số nào? Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 20 Điều 2 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về sân đỗ tàu bay như sau:
Sân đỗ tàu bay (apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; chất xếp, bốc dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung cấp suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.
Ngoài ra, khoản 6 Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay như sau:
Kết cấu hạ tầng sân bay và công trình, hạ tầng kỹ thuật bảo đảm hoạt động bay
...
6. Các thông số kỹ thuật chính của sân đỗ tàu bay bao gồm:
a) Ký hiệu sân đỗ tàu bay;
b) Chiều dài, chiều rộng sân đỗ tàu bay;
c) Chiều dài, chiều rộng lề sân đỗ tàu bay;
d) Độ dốc sân đỗ tàu bay;
đ) Sức chịu tải của sân đỗ tàu bay;
e) Loại tầng phủ bề mặt của sân đỗ tàu bay.
7. Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay bao gồm:
a) Phương án vận hành tàu bay trên đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay;
b) Sơ đồ sơn kẻ bố trí mặt bằng khai thác đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay và vị trí đỗ tàu bay;
c) Tọa độ vị trí đỗ tàu bay, vị trí của các hệ thống chỉ dẫn chuyển động tàu bay trên mặt đất (theo tọa độ WGS-84);
d) Loại tàu bay khai thác đối với từng vị trí đỗ;
đ) Quy trình khai thác, phương án cung cấp dịch vụ đối với từng vị trí đỗ (nếu có).
...
Theo đó, sân đỗ tàu bay (apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; chất xếp, bốc dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung cấp suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.
Sân đỗ tàu bay gồm các thông số kỹ thuật chính như ký hiệu sân đỗ tàu bay; chiều dài, chiều rộng sân đỗ tàu bay; chiều dài, chiều rộng lề sân đỗ tàu bay; độ dốc sân đỗ tàu bay; sức chịu tải của sân đỗ tàu bay và loại tầng phủ bề mặt của sân đỗ tàu bay.
Phương án khai thác và sơ đồ bố trí vị trí đỗ tàu bay bao gồm những nội dung được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?