Các thiết bị tại trung tâm chính của hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo an toàn như thế nào?
Trung tâm chính của hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước là gì?
Theo khoản 2 Điều 2 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1173/QĐ-KTNN năm 2015 quy định như sau:
Hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước
1. Hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước (viết tắt là SAVNET) bao gồm: Trung tâm dữ liệu, tài nguyên mạng của Kiểm toán Nhà nước, hệ thống mạng cục bộ (LAN) tại các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
2. Trung tâm dữ liệu (TTDL) là trung tâm chính của hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước.
3. Tài nguyên mạng của Kiểm toán Nhà nước bao gồm:
a) Hệ thống địa chỉ IP (Internet Protocol) sử dụng để giao tiếp trên mạng bao gồm: Địa chỉ công cộng (public IP) để giao tiếp với mạng Internet; địa chỉ dùng riêng (private IP) để giao tiếp giữa các máy tính trong mạng cục bộ (LAN) và các máy tính trong SAVNET.
b) Hệ thống tên miền của Kiểm toán Nhà nước đã đăng ký bảo vệ với Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC).
c) Các thiết bị truyền dẫn, kết nối mạng cục bộ của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước; kết nối giữa các đơn vị trực thuộc với TTDL Kiểm toán Nhà nước; các kết nối tới nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet.
d) Các trang thiết bị công nghệ thông tin trên SAVNET bao gồm: Máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi, thiết bị phụ trợ và các thiết bị mạng.
đ) Hệ thống thư điện tử Kiểm toán Nhà nước; Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến; các cơ sở dữ liệu, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng, phần mềm chuyên ngành hợp pháp được cài đặt, hoạt động trên SAVNET.
e) Cổng thông tin điện tử (Portal), Trang thông tin điện tử (Website) của Kiểm toán Nhà nước được lưu trữ trên máy chủ đặt tại TTDL Kiểm toán Nhà nước.
g) Các dịch vụ cung cấp trên SAVNET và tài khoản người sử dụng dùng trong các dịch vụ trên SAVNET.
....
Như vậy, trung tâm dữ liệu là trung tâm chính của hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước.
Bên cạnh đó, theo khoản 17 Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1173/QĐ-KTNN năm 2015 giải thích về trung tâm dữ liệu như sau:
- Trung tâm dữ liệu là hệ thống các máy chủ, máy trạm, thiết bị lưu trữ, bảo mật và thiết bị mạng.
- Trung tâm dữ liệu là nơi lưu giữ các cơ sở dữ liệu, hệ thống thư điện tử, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử và các phần mềm chuyên ngành phục vụ hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.
- Thông qua hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước, các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước có thể khai thác, sử dụng các dịch vụ, tài nguyên mạng tại trung tâm dữ liệu.
Các thiết bị tại trung tâm chính của hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo an toàn như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1173/QĐ-KTNN năm 2015 quy định như sau:
Đảm bảo an toàn thiết bị
1. Các thiết bị tại TTDL phải được vận hành và kiểm soát để phòng tránh truy cập trái phép hoặc sai mục đích. Trung tâm Tin học có trách nhiệm xây dựng nội quy vận hành TTDL.
...
Căn cứ trên quy định các thiết bị tại trung tâm dữ liệu phải được vận hành và kiểm soát để phòng tránh truy cập trái phép hoặc sai mục đích.
Trung tâm Tin học có trách nhiệm xây dựng nội quy vận hành trung tâm dữ liệu.
Các thiết bị tại trung tâm chính của hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước phải đảm bảo an toàn như thế nào? (Hình từ Internet)
Các thiết bị lưu trữ không sử dụng tiếp cho công việc có được thanh lý, tặng cho hay không?
Theo khoản 1 Điều 12 Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống mạng Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1173/QĐ-KTNN năm 2015 quy định như sau:
Đảm bảo an toàn thiết bị
...
2. Cá nhân sử dụng các thiết bị lưu trữ dữ liệu di động (máy tính xách tay, thiết bị số cầm tay, thẻ nhớ USB, ổ cứng ngoài, băng từ,…) để lưu thông tin phải có trách nhiệm bảo vệ các thiết bị này và thông tin lưu trên thiết bị, tránh làm mất, lộ thông tin; không mang ra nước ngoài thông tin của cơ quan, Nhà nước không liên quan tới nội dung công việc thực hiện ở nước ngoài.
3. Các thiết bị lưu trữ không sử dụng tiếp cho công việc của đơn vị (thanh lý, cho, tặng) phải được xóa nội dung bằng phần mềm hoặc thiết bị hủy dữ liệu chuyên dụng hay phá hủy vật lý.
Theo quy định nêu trên thì các thiết bị lưu trữ không sử dụng tiếp cho công việc của đơn vị được thanh lý, cho, tặng; tuy nhiên, phải được xóa nội dung bằng phần mềm hoặc thiết bị hủy dữ liệu chuyên dụng hay phá hủy vật lý.
Ngoài ra, cá nhân sử dụng các thiết bị lưu trữ dữ liệu di động (máy tính xách tay, thiết bị số cầm tay, thẻ nhớ USB, ổ cứng ngoài, băng từ,…) để lưu thông tin phải có trách nhiệm bảo vệ các thiết bị này và thông tin lưu trên thiết bị, tránh làm mất, lộ thông tin;
Đồng thời, không mang ra nước ngoài thông tin của cơ quan, Nhà nước không liên quan tới nội dung công việc thực hiện ở nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Như thế nào là chở hàng cồng kềnh? Lỗi chở hàng cồng kềnh 2025 bị phạt bao nhiêu? Kích thước chở hàng xe máy?
- Điều kiện để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam là gì?
- Viết đoạn văn kể lại hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh Tiếng việt 3? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ là gì? Hợp đồng cung ứng dịch vụ thu, chi tiền mặt, ngoại tệ cần có những nội dung nào?
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?