Các thành viên trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể kiêm nhiệm chức vụ Phó giám đốc và Phó tổng giám đốc được hay không?
- Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể kiêm nhiệm Giám đốc doanh nghiệp hay không?
- Các thành viên trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể kiêm nhiệm chức vụ Phó giám đốc và Phó tổng giám đốc được hay không?
- Giám đốc doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể kiêm nhiệm Giám đốc doanh nghiệp hay không?
Căn cứ Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Chủ tịch Hội đồng thành viên như sau:
"Điều 95. Chủ tịch Hội đồng thành viên
1. Chủ tịch Hội đồng thành viên do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty và doanh nghiệp khác.
2. Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
c) Triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên;
d) Tổ chức thực hiện quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên;
đ) Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ty, kết quả quản lý, điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty;
e) Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ty theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực và tính hệ thống của thông tin được công bố.
..."
Theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty và doanh nghiệp khác. Như vậy, hiện tại doanh nghiệp của bạn đang làm trái với quy định của pháp luật.
Các thành viên trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể kiêm nhiệm chức vụ Phó giám đốc và Phó tổng giám đốc được hay không?
Các thành viên trong doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước có thể kiêm nhiệm chức vụ Phó giám đốc và Phó tổng giám đốc được hay không?
Căn cứ Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chức vụ Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước như sau:
"Điều 100. Giám đốc, Tổng giám đốc và Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
...
3. Công ty có một hoặc một số Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc. Số lượng, thẩm quyền bổ nhiệm Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty. Quyền và nghĩa vụ của Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động."
Như vậy, về chức danh Phó giám đốc và Phó tổng giám đốc không có quy định về hạn chế việc kiêm nhiệm.
Trường hợp doanh nghiệp bạn đang kiêm nhiệm sai chức vụ giám đốc của doanh nghiệp có thể tiến hành bổ nhiệm thành viên công ty để giữ chức vụ giám đốc hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Ngoài các chức danh nêu trên, các chức danh khác không có quy định hạn chế. Anh căn cứ quy định nêu trên để điều chỉnh lại các vị trí công việc cho phù hợp.
Giám đốc doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Căn cứ Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chuẩn và điều kiện đối với Giám đốc doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước như sau:
"Điều 101. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
3. Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; Kiểm soát viên công ty.
4. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
5. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
6. Tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty."
Theo đó, các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 gồm những đối tượng sau:
"Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự."
Theo đó, nếu doanh nghiệp bạn bổ nhiệm lại vị trí hoặc thuê nhân sự đảm nhiệm chức vụ Giám đốc của công ty thì cần căn cứ vào điệu kiện và tiêu chuẩn nên trên để lựa chọn nhân sự phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?