Các sản phẩm sữa tươi nào được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường? Yêu cầu về chất dinh dưỡng đối với các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường như thế nào?

Cho tôi hỏi Chương trình Sữa học đường sử dụng những sản phẩm sữa tươi nào và yêu cầu về chất dinh dưỡng đối với các sản phẩm sữa tươi này như thế nào? Nhãn của các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình này có gì khác so với sản phẩm sữa thông thường? - Câu hỏi của chị Mai (TP. HCM)

Các sản phẩm sữa tươi nào được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường?

Yêu cầu đối với sản phẩm sữa trong Chương trình Sữa học đường

Yêu cầu đối với sản phẩm sữa trong Chương trình Sữa học đường (Hình từ Internet)

Theo Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BYT quy định về các sản phẩm sữa tươi nào được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường như sau:

Các sản phẩm sữa tươi được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường
Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bao gồm sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế và yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư này.

Như vậy, sữa tươi nguyên chất tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng là các sản phẩm sữa tươi được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường nhưng phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định như sau:

- Yêu cầu đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng QCVN 5-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư 30/2010/TT-BYT ngày 02 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Yêu cầu quy định tại Thông tư này gồm:

+ Yêu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường;

+ Yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường.

Các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường có yêu cầu về các chất dinh dưỡng như thế nào?

Yêu cầu đối với các vi chất dinh dưỡng trong các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường được quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2019/TT-BYT như sau:

- Các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm đủ 21 vi chất dinh dưỡng với hàm lượng như sau:

STT

Tên vi chất

Hàm lượng trung bình trong 100 ml sữa

1

Vitamin D3

1 µg - 1,4 µg (40 IU - 56 IU)

2

Canxi

114 mg - 150 mg

3

Sắt

1,4 mg - 1,9 mg

4

Vitamin A

60 µg - 80 µg (200 IU - 270 IU)

5

Vitamin E

0,35 mg - 0,5 mg

6

Vitamin C

6,4 mg - 8,4 mg

7

Vitamin B1

95,0 µg - 125,0 µg

8

Vitamin B2 (riboflavina)

79,1 µg

9

Vitamin B3 (Niacin- PP)

1,0 mg - 1,4 mg

10

Vitamin B 5 (Acid Pantothenic)

300 µg - 400 µg

11

Vitamin B6

79,1 µg - 104,1 µg

12

Vitamin B 7 (Biotina)

1,3 µg

13

Acid folic (vitamin B9)

27,5 µg - 37,5 µg

14

Vitamin B12

0,19 µg - 0,3 µg

15

Vitamin K1

2,5 µg - 3,3 µg

16

Kẽm

1,1 mg - 1,6 mg

17

Đồng

61 µg - 90,3 µg

18

I ốta

14,3 µg

19

Selen

3,1 µg - 4,1 µg

20

Phospho

76,0 mg - 100 mg

21

Magiê

10,0 mg - 14,8 mg

(a) Không đưa ngưỡng tối đa vì hàm lượng Vitamin B2, Biotin đã có sẵn trong sữa ở mức cao và I ốt có sẵn trong sữa dao động theo mùa vụ.

- Nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải bảo đảm Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu ban hành kèm theo Thông tư 29/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Việc ghi nhãn đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường có khác so với các sản phẩm sữa thông thường không?

Theo Điều 5 Thông tư 31/2019/TT-BYT quy định về yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường như sau:

Yêu cầu quản lý đối với các sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường
1. Công bố sản phẩm
Sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường phải được cơ sở sản xuất, kinh doanh công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
2. Ghi nhãn
Việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường được thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa và Quyết định số 1783/QĐ-BYT ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường.

Như vậy, việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi sử dụng trong Chương trình Sữa học đường bên cạnh đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng hóa theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì còn phải đáp ứng yêu cầu về phê duyệt Logo cho sản phẩm sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường theo Quyết định 1783/QĐ-BYT năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chương trình sữa học đường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các sản phẩm sữa tươi nào được sử dụng trong Chương trình Sữa học đường? Yêu cầu về chất dinh dưỡng đối với các sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình sữa học đường
1,595 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình sữa học đường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào