Các phóng viên thường trú ở nước ngoài của Đài truyền hình Việt Nam có cần phải có thẻ nhà báo không?
Các phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam thường trú ở nước ngoài có cần phải có thẻ nhà báo không?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Báo chí 2016 quy định về phóng viên thường trú của cơ quan báo chí như sau:
Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí
1. Điều kiện đặt văn phòng đại diện gồm:
a) Có trụ sở để đặt văn phòng đại diện;
b) Trưởng văn phòng đại diện phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan báo chí có văn phòng đại diện và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến thời Điểm đặt văn phòng đại diện.
2. Phóng viên thường trú hoạt động độc lập phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan báo chí cử phóng viên thường trú và không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến khi cử phóng viên thường trú.
...
Từ quy định trên thì phóng viên thường trú ở nước ngoài hoạt động độc lập phải có thẻ nhà báo được cấp tại cơ quan báo chí cử phóng viên thường trú.
Không bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động trong thời hạn 01 năm tính đến khi cử phóng viên thường trú.
Các phóng viên của Đài truyền hình Việt Nam thường trú ở nước ngoài có cần phải có thẻ nhà báo không? (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào không được xét cấp thẻ nhà báo?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo
1. Người công tác tại cơ quan báo chí quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm các Điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người dân tộc thiểu số đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng dân tộc thiểu số phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ, trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
d) Được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.
2. Những trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 26 của Luật này được xét cấp thẻ nhà báo phải bảo đảm Điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này và phải bảo đảm các Điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
a) Là cộng tác viên thường xuyên của đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có ít nhất mười hai tác phẩm báo chí đã được phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 01 năm tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
c) Đối với trường hợp cấp thẻ lần đầu, phải có thời gian công tác liên tục tại đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương từ 02 năm trở lên tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Được đài phát thanh và truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị cấp thẻ nhà báo.
3. Các trường hợp sau đây không được xét cấp thẻ nhà báo:
a) Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 của Luật này;
b) Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
c) Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
d) Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
e) Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.
Như vậy, các trường hợp không được xét cấp thẻ nhà báo bao gồm:
- Không thuộc các đối tượng quy định tại Điều 26 Luật Báo chí 2016;
- Đã vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;
- Đã bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động mà chưa hết thời hạn 12 tháng tính đến thời Điểm xét cấp thẻ;
- Là đối tượng liên quan trong các vụ án chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
- Bị thu hồi thẻ nhà báo do vi phạm quy định của pháp luật mà thời gian thu hồi thẻ chưa quá 12 tháng kể từ ngày ra quyết định đến thời Điểm xét cấp thẻ.
Người được cấp thẻ nhà báo phải nộp lại thẻ nhà báo trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 28 Luật Báo chí 2016 quy định như sau:
Cấp, đổi, thu hồi thẻ nhà báo
...
5. Người được cấp thẻ nhà báo phải nộp lại thẻ nhà báo trong những trường hợp sau đây:
a) Người được cấp thẻ nhà báo nhưng chuyển sang làm nhiệm vụ khác không còn là đối tượng được cấp thẻ nhà báo theo quy định tại Điều 26 của Luật này; người được cấp thẻ nhà báo đã nghỉ hưu; người đã hết thời hạn hợp đồng lao động nhưng không được ký tiếp hợp đồng lao động mới hoặc không tiếp tục làm việc tại cơ quan báo chí;
b) Người được cấp thẻ nhà báo làm việc tại cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí theo quyết định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định về các nội dung quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, người đứng đầu cơ quan công tác của người được cấp thẻ nhà báo chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản về các trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, thu lại thẻ nhà báo và nộp về Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trường hợp người được cấp thẻ nhà báo không nộp lại thẻ, cơ quan báo chí có trách nhiệm thông báo trên sản phẩm báo chí của mình, trừ trường hợp người phải nộp lại thẻ đã mất thẻ và báo cáo bằng văn bản với Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Người thuộc đối tượng phải nộp lại thẻ nhà báo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp lại thẻ nhà báo nếu được một cơ quan báo chí tiếp nhận vào làm việc theo chế độ hợp đồng từ 01 năm trở lên thì được xét đổi thẻ nhà báo theo quy định tại Khoản 3 Điều này.
Người được cấp thẻ nhà báo phải nộp lại thẻ nhà báo trong các trường hợp nêu trên.
Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 28 Luật Báo chí 2016 cũng quy định về các trường hợp người được cấp thẻ nhà báo bị thu hồi thẻ nhà báo như sau:
- Vi phạm quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, về hoạt động nghiệp vụ báo chí, thông tin trên báo chí hoặc sử dụng thẻ nhà báo không đúng Mục đích gây hậu quả nghiêm trọng;
- Bị cơ quan tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đình chỉ Điều tra, đình chỉ vụ án đối với nhà báo đó hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên nhà báo đó không có tội hoặc được miễn trách nhiệm hình sự thì cơ quan quản lý nhà nước về báo chí có trách nhiệm trả lại thẻ nhà báo;
- Bị cấp có thẩm quyền quyết định xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị khiển trách hai lần liên tục trong 02 năm theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức và pháp luật về lao động;
- Thôi việc nhưng không nộp lại thẻ nhà báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?