Các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước thực hiện những chức năng gì? Có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước thực hiện những chức năng gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
Phòng Thanh tra 1, 2, 3
a) Chức năng
Các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước tiến hành thanh tra hành chính đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước tiến hành thanh tra hành chính đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước.
Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
Phòng Thanh tra 1, 2, 3
...
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Chánh Thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm trình Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Đề xuất kế hoạch, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong hoạt động kiểm toán, quản lý đơn vị và các nhiệm vụ công tác được giao.
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước đề xuất ý kiến, kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Tổng Kiểm toán nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc không thực hiện quyết định, kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ công chức làm công tác thanh tra và tổ chức thực hiện.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Theo đó, các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Chánh Thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm trình Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Đề xuất kế hoạch, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong hoạt động kiểm toán, quản lý đơn vị và các nhiệm vụ công tác được giao.
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước đề xuất ý kiến, kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Tổng Kiểm toán nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc không thực hiện quyết định, kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ công chức làm công tác thanh tra và tổ chức thực hiện.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Ai có quyền quy định nhiệm vụ của Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Kiểm toán nhà nước do Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1363/QĐ-KTNN năm 2020 như sau:
Tổ chức
...
3. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước quy định sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
...
Theo đó, Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước quy định nhiệm vụ của Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản họp Hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên về việc tách công ty mới nhất?
- Mẫu quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự dùng cho Hội đồng xét xử sơ thẩm là mẫu nào? Tải mẫu và cách viết?
- Tài nguyên viễn thông được giải thích thế nào? Trong hoạt động viễn thông, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông là một hành vi vi phạm pháp luật?
- Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông đối với người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông?
- Không phải thực hiện tham vấn trong đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư nào? Trách nhiệm thực hiện tham vấn trong ĐTM?