Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?

Về công tác phòng chống thiên tai phải đảm bảo những nội dung nào? Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì? Và nội dung trong kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện gồm những nội dung chính thế nào?

Các nội dung nào phải đảm bảo trong công tác phòng chống thiên tai?

Phòng chống thiên tai

Phòng chống thiên tai (Hình từ Internet)

Theo Điều 13 Luật Phòng, chống 2013 được sửa đổi điểm a, điểm b khoản 8 Điều 1 bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định cụ thể về nội dung trong phòng chống thiên tai xảy ra như sau:

"Điều 13. Nội dung phòng ngừa thiên tai
1. Điều tra cơ bản, xây dựng, phê duyệt và thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống thiên tai.
2. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
3. Xây dựng chính sách trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.
4. Xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai và theo dõi, giám sát thiên tai.
5. Xây dựng, phê duyệt và thực hiện Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, Quy hoạch vùng dân cư và tổ chức sản xuất thích ứng với thiên tai; rà soát, có kế hoạch di dời dân cư vùng có rủi ro thiên tai rất cao.
6. Xác định cấp độ rủi ro thiên tai; bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai.
7. Xây dựng và quản lý công trình phòng, chống thiên tai.
8. Tổ chức, tham gia thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai đối với các cấp, các ngành và cộng đồng.
9. Chuẩn bị ứng phó thiên tai, bao gồm:
a) Xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể;
b) Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai;
c) Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức dự báo, cảnh báo thiên tai;
d) Tổ chức và tham gia tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai."

Cần đảm bảo đủ 09 nội dung trong công tác phòng chống thiên tai như quy định trên đây.

Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ bao nhiêu năm và trên cơ sở gì?

Về chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được quy định tại Điều 14 Luật Phòng, chống 2013 thì:

"Điều 14. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai
1. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai.
2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước.
3. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;
b) Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
đ) Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai."

Theo đó, về chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai.

Còn với chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở bao gồm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội, thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia, kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu, nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.

Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện gồm những nội dung chính như thế nào?

Theo khoản 1, khoản 3 Điều 15 Luật Phòng, chống 2013 quy định về nội dung kế hoạch phòng chống thiên tai cấp huyện:

"Điều 15. Kế hoạch phòng, chống thiên tai
1. Kế hoạch phòng, chống thiên tai được xây dựng tại các cấp địa phương, cấp bộ và cấp quốc gia theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hằng năm.
...
3. Kế hoạch phòng, chống thiên tai cấp huyện gồm các nội dung chính sau đây:
a) Đánh giá và cập nhật hằng năm về đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng trong phạm vi quản lý;
b) Tình hình thiên tai của địa phương;
c) Xác định nội dung và biện pháp phòng, chống thiên tai phù hợp với từng loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai thường xảy ra tại địa phương, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương, bao gồm xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân cấp; tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai; xác định khu vực nguy hiểm; xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; tổ chức thường trực, cập nhật thông tin diễn biến thiên tai; tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập kỹ năng phòng, chống thiên tai;
d) Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai, trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
đ) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
e) Đề xuất nhu cầu về nguồn lực và xác định tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai tại địa phương;
g) Xác định trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống thiên tai.
..."
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bão làm tốc mái nhà thì bên thuê nhà có phải chịu trách nhiệm không?
Pháp luật
Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64?
Pháp luật
Độ sâu chấn tiêu của động đất là gì? Tin cảnh báo sóng thần có bắt buộc gồm thông tin về độ sâu chấn tiêu của động đất không?
Pháp luật
Công trình phòng chống sóng thần được xây dựng như thế nào? Phương án phòng chống sóng thần có những nội dung nào?
Pháp luật
Lãnh đạo và chuyên viên nào trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ? Nhiệm vụ của ca trực phòng chống thiên tai đường bộ?
Pháp luật
Quy định số lượng người trực phòng chống thiên tai ở các tỉnh là bao nhiêu? Mức hưởng và chi phí được quy định thế nào?
Pháp luật
Dự báo về ảnh hưởng của bão Trà mi gồm những tin nào? Tin cảnh báo sóng lớn do bão Trà mi gây ra được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào bão Trà Mi tan? Cập nhật thông tin bão Trà Mi chính xác nhất ở đâu theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Bão Trà Mi đổ bộ khi nào? Bão Trà Mi có tốc độ gió bao nhiêu km/h thì có sức phá hoại cực kỳ lớn?
Pháp luật
Bão Trami là gì? Dự báo diễn biến Bão Trami có nội dung gì? Bão Trami trở thành siêu bão khi nào?
Pháp luật
Bão Trà Mi 2024 đang ở đâu? Bão Trà Mi có ảnh hưởng Việt Nam không? Tình hình Bão Trà Mi mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
1,794 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào