Các khoản vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước lập được lập kế hoạch tài chính thế nào?
- Nguyên tắc quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được quy định thế nào?
- Các khoản vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước lập được lập kế hoạch tài chính thế nào?
- Lập hồ sơ kiểm soát chi vốn viện trợ không hoàn lại bằng tiền thế nào?
Nguyên tắc quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được quy định thế nào?
Tại Điều 20 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ không hoàn lại như sau:
Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ
1. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước chỉ áp dụng đối với các khoản viện trợ do chủ dự án tự quản lý và thực hiện.
2. Đối với khoản viện trợ do Bên cung cấp viện trợ trực tiếp quản lý, thực hiện: Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm quản lý văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt; thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; tuân thủ các quy định về kế toán, thuế và các quy định pháp luật có liên quan. Trường hợp, Bên cung cấp viện trợ bàn giao quyền sở hữu đối với các tài sản, trang thiết bị của chương trình, dự án cho Chủ dự án, Chủ dự án thực hiện việc xác lập sở hữu tài sản theo quy định hiện hành.
3. Viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước được dự toán, kiểm soát chi, hạch toán, ghi thu ghi chi, quyết toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quản lý tài chính quy định tại Nghị định này. Trường hợp phát sinh mới chưa tổng hợp trong dự toán được cấp có thẩm quyền phân bố và giao kế hoạch, chủ dự án lập dự toán bổ sung theo quy định pháp luật về quản lý nhà nước và pháp luật có liên quan.
4. Đối với vốn viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước, Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, sử dụng theo văn kiện chương trình, dự án, phi dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; điều lệ tổ chức và hoạt động của Bên tiếp nhận viện trợ và tuân thủ các quy định về kế toán, thuế và các quy định pháp luật có liên quan.
5. Đối với khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn thực hiện, tùy theo tính chất của khoản viện trợ được ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc thu khác của doanh nghiệp.
Theo đó thì các khoản viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước chỉ áp dụng đối với các khoản viện trợ do chủ dự án tự quản lý và thực hiện. Cụ thể thực hiện theo quy định trên.
Các khoản vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước lập được lập kế hoạch tài chính thế nào? (Hình từ Internet)
Các khoản vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước lập được lập kế hoạch tài chính thế nào?
Theo Điều 22 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về lập kế hoạch tài chính đối với viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước như sau:
Lập kế hoạch tài chính vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước
1. Căn cứ vào quyết định phê duyệt Văn kiện dự án, phi dự án hoặc quyết định đầu tư chương trình, dự án, chủ dự án lập kế hoạch thu chi vốn viện trợ 03 năm và dự toán thu chi vốn viện trợ hăng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và pháp luật liên quan gửi cơ quan chủ quản tổng hợp.
2. Việc lập dự toán thu chi vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước hằng năm được chi tiết theo từng nhà tài trợ, theo từng chương trình, dự án hoặc phi dự án.
3. Lập, tổng hợp, trình, phê duyệt, giao và điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn viện trợ:
a) Đối với vốn viện trợ sử dụng cho chi đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Đối với vốn viện trợ sử dụng cho chi thường xuyên thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Trên cơ sở hạn mức vốn hàng năm được cơ quan thẩm quyền giao, cơ quan chủ quản phân bổ chi tiết cho từng chương trình, dự án, phi dự án và thông báo cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về phương án phân bổ chi tiết.
5. Cơ quan chủ quản chỉ đạo, tổ chức việc thực hiện dự toán và báo cáo việc thực hiện kế hoạch thu chi vốn viện trợ theo quy định hiện hành.
Dựa theo quy định nêu trên thì lập kế hoạch tài chính vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước là thực hiện dự toán và báo cáo việc thực hiện kế hoạch thu chi vốn viện trợ.
Lập hồ sơ kiểm soát chi vốn viện trợ không hoàn lại bằng tiền thế nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 23 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ kiểm soát chi vốn viện trợ không hoàn lại bằng tiền theo hai trường hợp:
- Hồ sơ kiểm soát chi gửi đến Kho bạc Nhà nước lần đầu gồm:
+ Quyết định giao dự toán hoặc bổ sung giao dự toán của cấp có thẩm quyền;
+ Bản sao có chứng thực văn bản trao đổi về việc cam kết và tiếp nhận vốn viện trợ;
+ Bản sao có chứng thực Quyết định phê duyệt văn kiện chương trình, dự án hoặc Quyết định đầu tư chương trình và Văn kiện dự án được phê duyệt;
+ Hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ liên quan (nếu có). Trường hợp ký bằng tiếng nước ngoài thì gửi kèm bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và đóng dấu của chủ dự án. Chủ dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, chính xác về nội dung bản dịch tiếng Việt;
+ Giấy đề nghị xác nhận chi phí hợp lệ vốn sự nghiệp hoặc giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư của Chủ dự án theo quy định của Chính phủ về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
- Đối với hồ sơ từng lần thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước thực hiện theo quy định khoản chi nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?