Các dụng cụ nha khoa được xử lý khử khuẩn có bắt buộc phải khử khuẩn ngay sau khi sử dụng hay không?

Tôi muốn biết đối với các dụng cụ đặc biệt như dụng cụ nội soi, dụng cụ nha khoa, dụng cụ hô hấp, việc khử khuẩn được thực hiện cụ thể như thế nào? Các dụng cụ nha khoa được xử lý khử khuẩn có bắt buộc phải khử khuẩn ngay sau khi sử dụng hay không?

Dụng cụ nội soi chẩn đoán được khử khuẩn theo quy trình nào?

Căn cứ tiết a điểm 4.3.14 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, việc khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ nội soi chẩn đoán được hướng dẫn cụ thể như sau:

- DC nội soi mềm dùng trong chẩn đoán phải được khử khuẩn mức độ cao theo đúng quy trình

- DC nội soi phải được tháo rời và ngâm tất cả các bộ phận của DC nội soi vào dung dịch khử khuẩn mức độ cao. Các kênh, nòng, ống của DC nội soi phải được xúc rửa, bơm rửa nhiều lần cả bên trong và bên ngoài với bơm xịt sau đó rửa bằng bàn chải mềm và lau với vải mềm cho đến khi sạch hết máu và các chất hữu cơ. Nên sử dụng các dung dịch tẩy rửa có hoạt tính enzyme để bảo đảm làm sạch các khe kẽ, lòng ống bên trong, khó làm sạch được với các xà phòng trung tính thông thường.

- Làm sạch và khử khuẩn DC nội soi bằng máy khử khuẩn DC nội soi tự động nên được thực hiện trong các trung tâm kỹ thuật chuyên sâu, giúp bảo vệ DC và bảo đảm an toàn cho NVYT và môi trường.

- Lựa chọn dung dịch khử khuẩn cho DC nội soi phải tương hợp DC, quy trình, theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh sử dụng những dung dịch có thể làm hỏng DC.

- Sau khi khử khuẩn mức độ cao cần phải tráng với nước vô trùng. Nếu dùng nước máy, sau đó phải tráng lại với cồn Ethanol hoặc Isopropanol 70% – 90%.

- Phòng xử lý DC nội soi phải tách rời khỏi buồng nội soi, bảo đảm thông khí tốt, tránh độc hại và bảo đảm an toàn cho người xử lý và môi trường.

- Phải thường quy dùng test thử kiểm tra chất lượng dung dịch khử khuẩn mức độ cao trong suốt thời gian sử dụng.

- Phải thường xuyên huấn luyện cho NVYT thực hiện khử khuẩn DC nội soi.

- NVYT phải mang đủ phương tiện phòng hộ cá nhân khi xử lý DC nội soi.

Các dụng cụ nha khoa được xử lý khử khuẩn có bắt buộc phải khử khuẩn ngay sau khi sử dụng hay không?

Các dụng cụ nha khoa được xử lý khử khuẩn có bắt buộc phải khử khuẩn ngay sau khi sử dụng hay không?

Các dụng cụ nha khoa được xử lý khử khuẩn có bắt buộc phải khử khuẩn ngay sau khi sử dụng hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tiết b điểm 4.3.14 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, việc xử lý dụng cụ nha khoa được hướng dẫn thực hiện như sau:

- Dụng cụ nha khoa đưa vào mô mềm hoặc xương (ví dụ như kìm nhổ răng, lưỡi dao mổ, đục xương, bàn chải phẫu thuật, dao mổ rạch quanh răng) đều được xếp vào nhóm DC thiết yếu bắt buộc phải TK sau mỗi lần sử dụng hoặc vứt bỏ.

- Dụng cụ nha khoa không đưa vào mô mềm và xương (như xi lanh hút nước, tụ điện hỗn hợp) nhưng có thể tiếp xúc với mô mềm ở miệng và chịu được nhiệt mặc dù được phân loại là DC bán thiết yếu, cần được TK hoặc tối thiểu là khử khuẩn mức độ cao.

- Các tay khoan tối thiểu phải được khử khuẩn giữa hai bệnh nhân và tiệt khuẩn cuối ngày, chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau.

Như vậy, đối với các dụng cụ nha khoa là các tay khoan tối thiểu phải được khử khuẩn giữa hai bệnh nhân và tiệt khuẩn cuối ngày, chuẩn bị cho ngày làm việc hôm sau.

Dụng cụ hô hấp được khử khuẩn dựa trên quy trình nào?

Căn cứ tiết d điểm 4.3.14 Mục IV Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, quy trình khử khuẩn đối với dụng cụ hô hấp được thực hiện cụ thể như sau:

- Tất cả các DC, thiết bị tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với niêm mạc đường hô hấp dưới phải được TK hoặc khử khuẩn mức độ cao.

- Tất cả các DC, thiết bị sau khi khử khuẩn mức độ cao phải tráng nước vô khuẩn, không được dùng nước máy từ vòi thay cho nước vô khuẩn để tráng các DC nói trên. Nếu không có nước vô khuẩn thì nên tráng lại bằng cồn 700. Làm khô kỹ lưỡng bằng khí nén hay tủ làm khô chuyên dụng.

- Máy giúp thở phải được lau chùi thường quy bên ngoài bằng dung dịch khử khuẩn mức độ trung bình và bảo trì, khử khuẩn định kỳ máy thở theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Không khử khuẩn thường quy các bộ phận bên trong của máy đo chức năng phổi, (pulse oximetry, phế dung ký,…). TK hoặc khử khuẩn mức độ cao bộ phận ngậm vào miệng, ống dây, ống nối khi dùng cho người bệnh khác hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Như vậy, đối với quá trình khử khuẩn một số dụng cụ đặc biệt như dụng cụ nội soi, dụng cụ nha khoa và dụng cụ hô hấp, pháp luật hiện hành hướng dẫn một số nội dung để thực hiện cụ thể như trên.

Khử khuẩn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các dụng cụ nha khoa được xử lý khử khuẩn có bắt buộc phải khử khuẩn ngay sau khi sử dụng hay không?
Pháp luật
Biện pháp khử khuẩn ở mức độ cao được áp dụng đối với dụng cụ nào? Dụng cụ tiếp xúc với da nguyên vẹn có thể áp dụng biện pháp khử khuẩn ở mức độ nào?
Pháp luật
Dụng cụ được khử khuẩn tiệt khuẩn bằng phương pháp làm sạch cần thực hiện trong giai đoạn nào của quá trình khử khuẩn?
Pháp luật
Số lượng và vị trí của các tác nhân gây bệnh trên dụng cụ có ảnh hưởng gì đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ?
Pháp luật
Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp có thể bắt nguồn từ những dụng cụ không được khử khuẩn hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khử khuẩn
2,614 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khử khuẩn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào