Các cơ sở giáo dục đại học được quy định về công tác chăm sóc sức khỏe người học và bảo đảm vệ sinh tại trường như thế nào?
Công tác chăm sóc sức khỏe người học tại trường của các cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Công tác chăm sóc sức khỏe người học tại trường của các cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Theo Điều 3 Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định về vấn đề chăm sóc sức khỏe người học như sau:
Chăm sóc sức khỏe người học
1. Thực hiện sơ cứu, cấp cứu cho người học theo quy định, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh khi phát sinh trường hợp cấp cứu trong thời gian học tập, sinh hoạt, thực hành tại cơ sở giáo dục.
2. Tổ chức khám sức khỏe cho người học khi mới nhập học và định kỳ ít nhất một năm một lần trong mỗi năm học. Thực hiện theo dõi, kiểm tra sức khỏe người học, phát hiện các yếu tố nguy cơ sức khỏe, bệnh tật để dự phòng, điều trị hoặc chuyển tuyến điều trị theo quy định của pháp luật.
3. Triển khai các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở giáo dục.
4. Tư vấn cho người học về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, yếu tố nguy cơ sức khỏe, nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, phát triển thể chất, tinh thần và hoạt động thể lực.
5. Hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống tai nạn, thương tích trong quá trình học tập, thực hành.
Như vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe người học tại trường trong các cơ sở giáo dục đại học được Bộ Y tế quy định cụ thể trong Thông tư 33/2021/TT-BYT và các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng tinh thần của Thông tư trên.
Công tác bảo đảm vệ sinh trong trường học tại các cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định về vấn đề bảo đảm về sinh trường học như sau:
- Cơ sở giáo dục phải đáp ứng các yêu cầu vệ sinh chung, khu chức năng, phòng học trong học tập và giảng dạy theo các tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 3981:1985 - Trường đại học.
- Mức chiếu sáng tại phòng học và các phòng, khu chức năng trong cơ sở giáo dục bảo đảm theo quy định về độ rọi duy trì tối thiểu cho các phòng, khu vực làm việc tại Mục 1 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư 22/2016/TT-BYT.
- Phòng thí nghiệm, thực nghiệm, khu, xưởng thực hành phải bảo đảm quy định về tiếng ồn tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 24:2016/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 24/2016/TT-BYT.
- Phòng thí nghiệm, thực nghiệm, khu, xưởng thực hành phục vụ dạy và học ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động cho người học theo quy định tại Điều 70 Luật An toàn vệ sinh lao động.
_ Nước uống phải bảo đảm chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6-1:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư 34/2010/TT-BYT.
- Nước sinh hoạt sử dụng từ các đơn vị cấp nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hoặc tự khai thác phải bảo đảm tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01-1:2018/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT- BYT.
- Nhà tiêu bảo đảm hợp vệ sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 01:2011/BYT ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BYT.
- Bố trí thùng rác và thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt bảo đảm theo quy định tại khoản 4 Mục VII Phần II của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số QCVN 07:2010/BYT ban hành kèm theo Thông tư số 46/2010/TT-BYT.
- Khu ký túc xá, nơi ở nội trú, bán trú cho người học phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh chung, cấp thoát nước, nhà tiêu hợp vệ sinh, thu gom, xử lý chất thải, rác thải, phòng chống dịch.
Công tác bảo đảm vệ sinh trong trường học được quy định chặt chẽ tại Thông tư này và các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm nghiêm túc triển khai thực hiện.
Công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại trường của các cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trường học được quy định ra sao?
Theo Điều 7 Thông tư 33/2021/TT-BYT quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trường học như sau:
Yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trường học
1. Cơ sở giáo dục bố trí phòng riêng ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và chăm sóc sức khỏe người học; có trang thiết bị tối thiểu gồm giường khám bệnh, tủ dựng trang thiết bị y tế, tủ dựng thuốc và một số thuốc thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục bố trí nhân viên y tế trường học trình độ chuyên môn y tế từ trung cấp trở lên, được đào tạo, tập huấn về sơ cứu, cấp cứu và cập nhật kiến thức chuyên môn y tế. Trường hợp nhân viên y tế trường học trực tiếp thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được nhân viên y tế trường học tại khoản 2 Điều này thì hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc với cá nhân đủ tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này để thực hiện công tác y tế trường học.
Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc quy định trên về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân viên y tế trường học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?