Cá nhân tham gia đóng góp trực tiếp vào chương trình hưu trí có thể đổi phương thức đóng góp hay không?
Cá nhân có thể tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định những đối tượng tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
"Điều 6. Đối tượng tham gia đóng góp
1. Người sử dụng lao động đóng góp cho người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
2. Người lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
3. Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động."
Theo đó, cá nhân hoàn toàn có thể tham gia đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đủ 15 tuổi trở lên
- Không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động.
Chương trình hưu trí
Cá nhân có thể đóng góp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện theo phương thức nào?
Tại Điều 9 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định liên quan đến việc tham gia đóng góp trực tiếp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như sau:
"Điều 9. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí
1. Người lao động, cá nhân tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí theo phương thức quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
2. Người lao động, cá nhân tự lựa chọn chương trình hưu trí và phương thức đóng góp, thực hiện ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo mẫu hợp đồng quy định tại Điều 19 Nghị định này.
3. Người lao động, cá nhân thực hiện chuyển tiền đóng góp của mình vào quỹ hưu trí theo các Điều Khoản tại hợp đồng tham gia chương trình hưu trí.
[...]"
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 88/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 7. Phương thức tham gia đóng góp
[...]
2. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí, bao gồm:
a) Người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động;
b) Cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này đóng góp vào quỹ hưu trí."
Như vậy:
- Cá nhân tự lựa chọn phương thức đóng góp, thực hiện ký hợp đồng với doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
- Cá nhân trực tiếp chuyển tiền đóng góp vào quỹ hưu trí
- Cá nhân được cấp tài khoản hưu trí cá nhân và quyền truy cập thông tin về tài khoản hưu trí cá nhân của mình…
Cá nhân tham gia đóng góp trực tiếp vào chương trình hưu trí có thể đổi phương thức đóng góp hay không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định về quyền và trách nhiệm của cá nhân tham gia chương trình hưu trí như sau:
"Điều 12. Quyền và trách nhiệm của cá nhân tham gia chương trình hưu trí
1. Quyền của cá nhân tham gia chương trình hưu trí:
a) Các quyền như đối với người lao động tham gia chương trình hưu trí quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1 Điều 11 Nghị định này;
b) Được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với Khoản đóng góp vào quỹ hưu trí theo mức quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân nếu đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện (bao gồm cả trường hợp đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
c) Được chuyển từ hình thức tham gia trực tiếp chương trình hưu trí sang hình thức tham gia thông qua người sử dụng lao động.
2. Cá nhân tham gia chương trình hưu trí có trách nhiệm như người lao động tham gia chương trình hưu trí quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này."
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, cá nhân tham gia đóng góp trực tiếp vào chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện có những quyền cụ thể theo pháp luật quy định, trong đó có:
"Điều 11. Quyền và trách nhiệm của người lao động
1. Quyền của người lao động tham gia chương trình hưu trí:
a) Được tham gia và hưởng toàn bộ quyền lợi từ chương trình hưu trí theo quy định của Nghị định này;
[...]
c) Quyết định mức và thời Điểm đóng góp, Điều chỉnh tăng, giảm, ngừng hoặc tạm ngừng đóng góp theo quy định tại hợp đồng tham gia chương trình hưu trí;
d) Lựa chọn, thay đổi chương trình hưu trí được quản lý bởi cùng 01 doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí đối với người lao động tham gia chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động hoặc lựa chọn, thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí đối với người lao động trực tiếp tham gia chương trình hưu trí;
đ) Được cấp tài Khoản hưu trí cá nhân, được quyền truy cập thông tin về tài Khoản hưu trí cá nhân của mình; được chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân sang doanh nghiệp quản lý quỹ khác khi thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ;
e) Nhận chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Nghị định này;
g) Được bảo mật thông tin hưu trí cá nhân, thông tin về tài Khoản hưu trí cá nhân; [...]"
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, có thể thấy một trong những quyền của cá nhân khi tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện đó là được chuyển từ hình thức tham gia trực tiếp chương trình hưu trí sang hình thức tham gia thông qua người sử dụng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?