Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Cho tôi hỏi cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không? Trường hợp cá nhân giám định tư pháp theo vụ việc không còn đáp ứng được điều kiện hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc thì xử lý như thế nào? Câu hỏi của chị Trâm Anh từ Vũng Tàu.

Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Tiêu chuẩn người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp.
2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
2. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
...

Như vậy, cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

(1) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

(2) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp hay không? (Hình từ Internet)

Quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc có cần đăng tải lên cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hay không?

Căn cứ Điều 8 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc đăng tải danh sách tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Đăng tải danh sách tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Trong 07 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công nhận hoặc hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đăng tải hoặc cập nhật danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và gửi Bộ Tư pháp theo quy định.
2. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lựa chọn, quyết định việc trưng cầu giám định.

Như vậy, trong 07 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải đăng tải hoặc cập nhật danh sách trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và gửi Bộ Tư pháp theo quy định.

Cá nhân giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp không còn đáp ứng được điều kiện hoạt động giám định tư pháp thì xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về việc công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

Công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc
1. Đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lựa chọn, lập danh sách các cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý đủ điều kiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng Giám đốc ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này thì đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, nếu cá nhân giám định tư pháp theo vụ việc không còn đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc thì đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp.

Giám định tư pháp Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giám định tư pháp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông tư 03/2025 quy định về giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế ra sao? Tải về Thông tư 03/2025 ở đâu?
Pháp luật
Tổ chức giám định tư pháp công lập bao gồm những gì? Giám định lại trong trường hợp nào và ai có quyền quyết định việc giám định lại?
Pháp luật
Cá nhân có quyền tự yêu cầu giám định thương tích khi chưa nộp đơn khởi kiện không? Người yêu cầu giám định tư pháp có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật
Ai là người có nghĩa vụ lập hồ sơ giám định tư pháp? Hồ sơ giám định bao gồm những tài liệu nào?
Pháp luật
Người yêu cầu giám định tư pháp có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng có bắt buộc phải có trình độ đại học không?
Pháp luật
Người giám định tư pháp theo vụ việc có được độc lập đưa ra kết luận giám định theo quy định của pháp luật hay không?
Pháp luật
Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Trong một vụ việc vừa yêu cầu giám định tư pháp về cấp tín dụng và hoạt động nhận tiền gửi thì thời hạn giám định tối đa là bao lâu?
Pháp luật
Người yêu cầu giám định tư pháp cung cấp không đầy đủ tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giám định tư pháp
622 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giám định tư pháp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giám định tư pháp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào