Bồi thường về cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng được quy định như thế nào?

Bồi thường về cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng được quy định như thế nào? Việc bồi thường về cây trồng dựa trên những nguyên tắc nào? Trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất theo quy định pháp luật hiện hành?

Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì cây trồng được bồi thường như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi như sau:

"Điều 90. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
..."

Theo đó, khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường được tính như sau:

Trường hợp 1: Bồi thường với cây trồng hằng năm

- Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch.

- Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất.

Trường hợp 2: Bồi thường với cây trồng lâu năm

- Mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.

- Ngoài tiền bồi thường về đất (nếu đủ điều kiện) thì còn được bồi thường về cây trồng lâu năm bị thiệt hại. Mỗi địa phương giá của vườn cây lâu năm tại mỗi thời điểm là khác nhau.

Trường hợp 3: Bồi thường với cây trồng có thể di chuyển đến nơi khác

- Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại.

- Thông thường việc bồi thường với cây trồng có thể di chuyển đến nơi khác áp dụng với các loại cây trồng lâu năm.

Trường hợp 4: Bồi thường về rừng

Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.

Bồi thường

Bồi thường về cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất (Hình từ Internet)

Bồi thường về cây trồng khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng dựa trên nguyên tắc nào?

Theo Điều 88 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

"Điều 88. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại."

Theo đó, khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản, trong đó có cây trồng thì được bồi thường.

Trường hợp nào Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất theo quy định pháp luật hiện hành?

Theo Điều 92 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất như sau:

"Điều 92. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất
1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng."

Tại các điểm a, b, d, đ, e và điểm i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
...
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
...
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng."

Tại điểm b, điểm d khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013 quy định:

"Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
...
b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
...
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
..."

Trên đây là quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất.

Bồi thường thiệt hại
Thu hồi đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Luật Đất đai 2024: Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở có bồi thường bằng đất cùng mục đích sử dụng không?
Pháp luật
Nhà nước có được thu hồi đất của người dân để lấy mặt bằng làm đường sắt theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Nhà nước thu hồi đất ở không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm đường cao tốc thì có được bồi thường hay không?
Pháp luật
Có thu hồi đất đối với đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người không? Đất có nguy cơ đe dọa tính mạng con người là những loại đất nào?
Pháp luật
Nhà nước thu hồi đất trồng cây cao su có được bồi thường thiệt hại không? Mức bồi thường thiệt hại được tính như thế nào?
Pháp luật
Quán ăn đã có thông báo tự bảo quản phương tiện cá nhân nhưng xảy ra mất xe thì quán có phải bồi thường hay không? Quán ăn có trách nhiệm phải trông giữ xe cho khách hay không?
Pháp luật
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi người vận chuyển làm hư hỏng hàng hoá của hành khách bằng đường hàng không như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước thu hồi đất nhưng không được bồi thường về đất thì có được bồi thường khoảng chi phí nào khác không?
Pháp luật
Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì Nhà nước có thu hồi đất hay không?
Pháp luật
Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành mà cưỡng chế thì có vi phạm quy định không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi thường thiệt hại
6,069 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi thường thiệt hại Thu hồi đất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào