Bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố nhằm mục đích gì? Đối tượng cán bộ nào được bồi dưỡng phòng chống khủng bố?

Cho hỏi bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố nhằm mục đích gì? Bên cạnh đó thì đối tượng cán bộ nào được bồi dưỡng phòng chống khủng bố? Căn cứ pháp lý như thế nào? - câu hỏi của Bình (Huế).

Bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố nhằm mục đích gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng
1. Trang bị, cung cấp kiến thức về pháp luật liên quan đến phòng, chống khủng bố; kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.
2. Học viên, sinh viên, cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng cần nắm vững kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sau đây:
a) Kiến thức pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước về phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố;
b) Kiến thức về hệ thống cơ quan thực hiện và tham gia phòng, chống khủng bố của Việt Nam và các nước trên thế giới;
c) Kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện phòng, chống khủng bố;
d) Biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố;
đ) Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống khủng bố.

Như vậy, việc bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố nhằm mục đích sau đây:

(1) Trang bị, cung cấp kiến thức về pháp luật liên quan đến phòng, chống khủng bố; kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố.

(2) Học viên, sinh viên, cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng cần nắm vững kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sau đây:

- Kiến thức pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước về phòng, chống khủng bố; hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố;

- Kiến thức về hệ thống cơ quan thực hiện và tham gia phòng, chống khủng bố của Việt Nam và các nước trên thế giới;

- Kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện phòng, chống khủng bố;

- Biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố;

- Quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống khủng bố.

Bồi dưỡng cán bộ

Bồi dưỡng cán bộ (Hình từ Internet)

Đối tượng cán bộ nào được bồi dưỡng phòng chống khủng bố?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng
1. Đối tượng đào tạo là học viên, sinh viên các trường Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
2. Đối tượng bồi dưỡng là cán bộ làm công tác tham mưu, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, đối tượng bồi dưỡng là cán bộ làm công tác tham mưu, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống khủng bố thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải.

Nội dung bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng chống khủng bố như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BCA-BQP-BGTVT hướng dẫn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng
1. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải biên soạn nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng gồm:
a) Quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước về phòng, chống khủng bố;
b) Biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố;
c) Kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ phòng, chống khủng bố;
d) Kiến thức về hệ thống cơ quan thực hiện và tham gia phòng, chống khủng bố của Việt Nam và các nước trên thế giới;
đ) Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống khủng bố.
2. Công tác bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố được thực hiện hàng năm.
3. Phòng, chống khủng bố là nội dung, học phần đào tạo chính thức của các trường, các trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ cho học viên, sinh viên, cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân.
4. Tùy từng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng xây dựng nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, có thể thấy rằng nội dung bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố sẽ bao gồm:

- Quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế và pháp luật của các nước về phòng, chống khủng bố;

- Biện pháp, phương pháp tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố;

- Kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ phòng, chống khủng bố;

- Kiến thức về hệ thống cơ quan thực hiện và tham gia phòng, chống khủng bố của Việt Nam và các nước trên thế giới;

- Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện, tham gia phòng, chống khủng bố.

Phòng chống khủng bố Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống khủng bố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phòng chống khủng bố bao gồm những hoạt động nào? Chính sách phòng chống khủng bố đối với người tham gia phòng chống khủng bố?
Pháp luật
Khi phát hiện khủng bố đang diễn ra thì cơ quan nhà nước phải thực hiện ngay biện pháp nào theo quy định?
Pháp luật
Hoạt động phòng chống khủng bố phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc gì? Trách nhiệm phòng chống khủng bố là trách nhiệm của ai?
Pháp luật
Có bao nhiêu lực lượng phòng chống khủng bố hiện nay? Ai là người chỉ huy lực lượng phòng chống khủng bố trong trường hợp khủng bố trên tàu biển?
Pháp luật
Việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố của Việt Nam được dựa trên cơ sở nào?
Pháp luật
Các nguyên tắc về phòng chống khủng bố đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý của cơ quan nào theo quy định?
Pháp luật
Việc phá, dỡ công trình gây cản trở hoạt động chống khủng bố có phải là biện pháp khẩn cấp chống khủng bố không?
Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh? Thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố cấp tỉnh gồm những ai?
Pháp luật
Từ ngày 05/10/2023 chế độ hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố có gì mới so với quy định hiện nay?
Pháp luật
Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung thành phần Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống khủng bố
1,130 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống khủng bố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống khủng bố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào