Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo phương pháp nào và tổ chức bồi dưỡng theo loại hình nào?

Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước được đánh giá chất lượng như thế nào? Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo phương pháp nào và tổ chức bồi dưỡng theo loại hình nào? Câu hỏi đến từ anh Thanh Phú ở Long An.

Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo phương pháp nào?

Theo Điều 28 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Phương pháp bồi dưỡng
Bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

Theo đó, bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

Cán bộ trong các cơ quan nhà nước

Cán bộ trong các cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)

Tổ chức bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo loại hình nào?

Tại Điều 29 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định cụ thể:

Loại hình tổ chức bồi dưỡng
1. Tập trung.
2. Bán tập trung.
3. Từ xa.

Theo đó, tổ chức bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước theo loại hình sau:

- Tập trung.

- Bán tập trung.

- Từ xa.

Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước được đánh giá chất lượng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Đánh giá chất lượng bồi dưỡng
1. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức sau khi được bồi dưỡng.
2. Đánh giá chất lượng bồi dưỡng phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.
3. Nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng gồm:
a) Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng;
b) Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng;
c) Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;
d) Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng;
đ) Đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
e) Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
4. Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.
5. Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Theo đó, bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước được đánh giá chất lượng như sau:

- Đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước nhằm cung cấp thông tin về mức độ nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ trong các cơ quan nhà nước sau khi được bồi dưỡng.

- Đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, trung thực.

- Nội dung đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước gồm:

+ Đánh giá chất lượng chương trình bồi dưỡng;

+ Đánh giá chất lượng học viên tham gia khóa bồi dưỡng;

+ Đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên tham gia khóa bồi dưỡng;

+ Đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ khóa bồi dưỡng;

+ Đánh giá chất lượng khóa bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước;

+ Đánh giá hiệu quả sau bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước.

- Việc đánh giá chất lượng bồi dưỡng do cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng cán bộ trong các cơ quan nhà nước; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu tổ chức thực hiện hoặc thuê cơ quan đánh giá độc lập.

- Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước.

Bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Tại Điều 3 Nghị định 101/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc
1. Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2. Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
3. Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Theo đó, bồi dưỡng cán bộ trong các cơ quan nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ trong các cơ quan nhà nước phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan.

- Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.

- Đề cao ý thức tự học và việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ trong các cơ quan nhà nước

- Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.

Bồi dưỡng cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đối tượng, nội dung, hình thức bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tại các bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
03 nhóm bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp? Nội dung bồi dưỡng như thế nào?
Pháp luật
Năm 2023: Tổng dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở trong nước là 214.674 tỷ đồng?
Pháp luật
Sửa đổi kinh phí dành cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức? Không sử dụng kinh phí nhà nước đối với công tác bồi dưỡng công chức cấp tỉnh?
Pháp luật
Cán bộ lãnh đạo quản lý đi bồi dưỡng ngắn hạn trong nước thì ngân sách nhà nước sẽ chi những khoản nào?
Pháp luật
Thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy trình như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ lãnh đạo được đi máy bay hạng gì khi được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Nội dung chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo quản lý từ ngân sách nhà nước gồm những gì?
Pháp luật
Chi bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý được lấy từ những nguồn nào? Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí ra sao?
Pháp luật
Nội dung chi bồi dưỡng ngắn hạn trực tuyến tập trung trong nước cho cán bộ lãnh đạo quản lý gồm những gì?
Pháp luật
Nội dung chi bồi dưỡng ngắn hạn trực tiếp ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo quản lý từ ngân sách nhà nước gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bồi dưỡng cán bộ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
754 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bồi dưỡng cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào