Bộ Xây dựng: 09 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực liên quan đến vật liệu xây dựng sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước?
- Bộ Xây dựng: 09 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực liên quan đến vật liệu xây dựng sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước?
- Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì sau khi trải qua tinh gọn bộ máy nhà nước?
- Các đơn vị sự nghiệp nào còn thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng sau khi tiến hành tinh gọn bộ máy nhà nước?
Bộ Xây dựng: 09 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực liên quan đến vật liệu xây dựng sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước?
Căn cứ theo khoản 12 Điều 2 Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định định quyền hạn nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ xây dựng sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước về lĩnh vực liên quan đến vật liệu xây dựng cụ thể như sau:
(1) Tổ chức xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách về quản lý, phát triển vật liệu xây dựng;
(2) Tổ chức lập, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch khoáng sản nhóm II theo quy định của pháp luật về quy hoạch và khoáng sản; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch khoáng sản sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
(3) Đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khuyến khích hoặc hạn chế việc phát triển, sản xuất, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; ban hành quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật và hướng dẫn xuất khẩu các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định;
(4) Đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường; lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước;
(5) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương; phương án thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương trong quy hoạch tỉnh;
(6) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương và doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;
(7) Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng; chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng; chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; kiểm định, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng;
(8) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục, điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu xây dựng được xuất, nhập khẩu; vật liệu xây dựng hạn chế xuất, nhập khẩu; vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
(9) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương và doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong các công trình xây dựng.
Bộ Xây dựng: 09 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực liên quan đến vật liệu xây dựng sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước? (Hình từ Internet)
Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì sau khi trải qua tinh gọn bộ máy nhà nước?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định các lĩnh vực thuộc Bộ xây dựng quản lý sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước cụ thể như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy Bộ Xây dựng sau khi sáp nhập với Bộ Giao thông vận tải đã trở thành cơ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
(1) Quy hoạch xây dựng, kiến trúc;
(2) Hoạt động đầu tư xây dựng;
(3) Phát triển đô thị;
(4) Hạ tầng kỹ thuật;
(5) Nhà ở;
(6) Thị trường bất động sản;
(7) Vật liệu xây dựng;
(8) Giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước;
(9) Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật.
Các đơn vị sự nghiệp nào còn thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng sau khi tiến hành tinh gọn bộ máy nhà nước?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 33/2025/NĐ-CP quy định cơ cấu tổ chức của Bộ xây dựng khi tinh gọn bộ máy nhà nước cụ thể như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng.
2. Thanh tra.
3. Vụ Hợp tác quốc tế.
4. Vụ Pháp chế.
5. Vụ Tổ chức cán bộ.
6. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
7. Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.
8. Vụ Vận tải và An toàn giao thông.
9. Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng.
10. Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng.
11. Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
12. Cục Phát triển đô thị.
13. Cục Kết cấu hạ tầng xây dựng.
14. Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản.
15. Cục Đường bộ Việt Nam.
16. Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam.
17. Cục Hàng không Việt Nam.
18. Cục Đường sắt Việt Nam.
19. Cục Đăng kiểm Việt Nam.
20. Trung tâm Công nghệ thông tin.
21. Báo Xây dựng.
22. Tạp chí Xây dựng.
23. Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 19 Điều này là tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 20 đến khoản 23 Điều này là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Kế hoạch - Tài chính có 05 phòng.
Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ theo quy định.
Như vậy có 04 đơn vị sự nghiệp vẫn còn thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng bao gồm Trung tâm Công nghệ thông tin; Báo Xây dựng; Tạp chí Xây dựng và Học viện Chiến lược, bồi dưỡng cán bộ xây dựng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nhựa kỹ thuật là gì? Cơ sở sản xuất nhựa kỹ thuật có trách nhiệm phải tuân thủ định mức sử dụng năng lượng hay không?
- Vụ Quản lý quy hoạch là đơn vị thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Mẫu biên bản vụ việc phổ biến? Tòa án có được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì chưa có luật áp dụng không?
- Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Y tế có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bảo trợ xã hội về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán?
- Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình là mẫu nào? Tải Mẫu Tờ trình đề nghị bổ sung hạng mục công trình?