Bố trí nhân lực bộ phận khoa cấp cứu như thế nào? Bố trí bác sĩ y học cổ truyền trực cấp cứu có phù hợp không?

Bệnh viện tôi lúc trước do thiếu bác sĩ trực cấp cứu nên lãnh đạo bệnh viện phân công bác sĩ y học cổ truyền (có chứng chỉ hành nghề trực cấp cứu), đến nay đã có 3 bác sĩ nội khoa và ngoại khoa thì thay nhau trực cấp cứu được hàng ngày. Nhưng lãnh đạo vẫn tiếp tục cho bác sĩ y học cổ truyền trực cấp cứu, như vậy đúng hay sai (căn cứ)? - Câu hỏi của chị Nguyệt Thi (Tp.HCM).

Bố trí nhân lực bộ phận khoa cấp cứu như thế nào? Bố trí bác sĩ y học cổ truyền trực cấp cứu có phù hợp không?

Hiện tại không thấy có căn cứ cho rằng bệnh viện đang làm sai quy định. Việc bố trí nhân lực bộ phận cấp cứu miễn sao thực hiện theo đúng Quyết định 01/2008/QĐ-BYT về quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, đặc biệt là quy định tại Điều 10 Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực khoa Cấp cứu
...
2. Nhân lực
a) Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu;
b) Cán bộ làm công tác cấp cứu phải thường xuyên được đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức mới.
...

Và theo Điều 16 Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc
...
2. Nhân lực
a) Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc;
b) Cán bộ làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc thường xuyên được đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức mới.

Bố trí nhân lực bộ phận khoa cấp cứu như thế nào? Bố trí bác sĩ y học cổ truyền trực cấp cứu có phù hợp không?

Bố trí nhân lực bộ phận khoa cấp cứu như thế nào? Bố trí bác sĩ y học cổ truyền trực cấp cứu có phù hợp không? (Hình từ Internet)

Bác sĩ khoa cấp cứu có nhiệm vụ như thế nào?

Về nhiệm vụ của bác sĩ khoa cấp cứu được quy định tại khoản 2 Điều 9 Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT, cụ thể là:

- Tiếp nhận người bệnh cấp cứu, thăm khám, xử trí cấp cứu theo Hướng dẫn điều trị cấp cứu, ghi chép đầy đủ diễn biến của người bệnh vào hồ sơ bệnh án. Hợp tác tốt với các bộ phận cấp cứu trong hệ thống cấp cứu của bệnh viện;

- Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật cấp cứu;

- Trong những trường hợp khó phải báo cáo lãnh đạo khoa xin ý kiến hội chẩn;

- Bàn giao đầy đủ tình trạng người bệnh cho ca sau.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 15 Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT còn có quy định về nhiệm cụ của bác sĩ khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc là:

- Tiếp nhận người bệnh từ các khoa lâm sàng khác chuyển đến;

- Thăm khám người bệnh, chỉ định xét nghiệm, điều trị và thực hiện các thủ thuật chuyên khoa theo đúng các quy định. Ghi chép đầy đủ tình trạng người bệnh và các y lệnh vào bệnh án và bảng theo dõi của bác sĩ;

- Báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi giao ban, đi buồng, xin ý kiến lãnh đạo khoa trong các trường hợp khó, mời hội chẩn khi cần;

- Thực hiện các quy trình chẩn đoán, điều trị, thủ thuật cấp cứu và hồi sức;

- Bàn giao người bệnh và y lệnh giữa các ca phải chính xác, đầy đủ và có sổ bàn giao;

- Thường xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên khoa và tay nghề. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến.

Yêu cầu đối với việc phối hợp công tác cấp cứu người bệnh trong bệnh viện như thế nào?

Tại Điều 23 Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định về nội dung này như sau:

Sự phối hợp công tác cấp cứu người bệnh trong bệnh viện
1. Yêu cầu chung
a) Các khoa trong bệnh viện có sự phối hợp chặt chẽ và sẵn sàng tiếp nhận người bệnh do khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Cấp cứu- Hồi sức- Chống độc, trung tâm Chống độc và khoa Chống độc chuyển đến;
b) Người bệnh đang điều trị nội trú có diễn biến nặng lên hoặc người bệnh chuyển đến có tình trạng cấp cứu các khoa phải khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp với tình trạng người bệnh, trường hợp cần thiết mời bác sỹ chuyên khoa hỗ trợ;
c) Người bệnh có chỉ định chuyển khoa phải bảo đảm vừa vận chuyển vừa thực hiện các biện pháp cấp cứu hồi sức.
2. Khoa lâm sàng có buồng cấp cứu phải đảm bảo:
a) Có biển buồng cấp cứu, ban đêm phải có đèn báo cấp cứu, có đầy đủ ánh sáng, có điện hoặc chiếu sáng dự phòng;
b) Có phiếu ghi chép, theo dõi người bệnh nặng;
c) Có giường bệnh và các trang thiết bị, phương tiện, thuốc theo danh mục quy định phù hợp với chuyên khoa và từng loại bệnh viện.
Khoa Cấp cứu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Yêu cầu đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị khi cấp cứu ngoài bệnh viện và tại khoa Cấp cứu bệnh viện như thế nào?
Pháp luật
Bố trí nhân lực bộ phận khoa cấp cứu như thế nào? Bố trí bác sĩ y học cổ truyền trực cấp cứu có phù hợp không?
Pháp luật
Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng I được bố trí ít nhất bao nhiêu giường cấp cứu? Nhân lực khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng I gồm những ai?
Pháp luật
Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khoa Cấp cứu
3,535 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khoa Cấp cứu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào