Bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển là gì? Bộ pháp điển gồm có bao nhiêu bộ phận cấu thành theo quy định?

Cho tôi hỏi là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển là gì? Bộ pháp điển gồm có bao nhiêu bộ phận cấu thành theo quy định? Mong nhận được giải đáp từ ban tư vấn. Xin cảm ơn. - câu hỏi của anh Tâm (Sóc Trăng)

Bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển là gì?

Theo khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định như sau:

2. Chủ đề là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.

Theo quy định nêu trên thì chủ đề là bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển, trong đó chứa đựng quy phạm pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội nhất định được xác định theo lĩnh vực.

Bộ pháp điển

Bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển là gì? Bộ pháp điển gồm có bao nhiêu bộ phận cấu thành theo quy định? (Hình từ Internet)

Bộ pháp điển gồm có bao nhiêu bộ phận cấu thành?

Theo Điều 1 Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật quy định về các chủ đề trong Bộ pháp điển như sau:

Chủ đề trong Bộ pháp điển
Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản) điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội chưa thuộc các chủ đề đã có trong Bộ pháp điển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan thực hiện pháp điển đề nghị Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề.
Chủ đề bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau chủ đề cuối cùng đã có trong Bộ pháp điển.

Căn cứ trên quy định Bộ pháp điển gồm 45 chủ đề theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012, cụ thể:

Các chủ đề trong Bộ pháp điển được quy định và sắp xếp như sau:

- An ninh quốc gia;

- Bảo hiểm;

- Bưu chính, viễn thông;

- Bổ trợ tư pháp;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Chính sách xã hội;

- Công nghiệp;

- Dân số, gia đình, trẻ em, bình đẳng giới;

- Dân sự;

- Dân tộc;

- Đất đai;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Giáo dục, đào tạo;

- Giao thông, vận tải;

- Hành chính tư pháp;

- Hình sự;

- Kế toán, kiểm toán;

- Khiếu nại, tố cáo;

- Khoa học, công nghệ;

- Lao động;

- Môi trường;

- Ngân hàng, tiền tệ;

- Ngoại giao, điều ước quốc tế;

- Nông nghiệp, nông thôn;

- Quốc phòng;

- Tài chính;

- Tài nguyên;

- Tài sản công, nợ công, dự trữ nhà nước;

- Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu vinh dự nhà nước;

- Thi hành án;

- Thống kê;

- Thông tin, báo chí, xuất bản;

- Thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác;

- Thương mại, đầu tư, chứng khoán;

- Tổ chức bộ máy nhà nước;

- Tổ chức chính trị - xã hội, hội;

- Tố tụng, và các phương thức giải quyết tranh chấp;

- Tôn giáo, tín ngưỡng;

- Trật tự an toàn xã hội;

- Tương trợ tư pháp;

- Văn hóa, thể thao, du lịch;

- Văn thư, lưu trữ;

- Xây dựng, nhà ở, đô thị;

- Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật;

- Y tế, dược.

Trường hợp có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội chưa thuộc các chủ đề đã có trong Bộ pháp điển thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan thực hiện pháp điển đề nghị Chính phủ quyết định bổ sung chủ đề.

Chủ đề bổ sung được sắp xếp và đánh số thứ tự kế tiếp sau chủ đề cuối cùng đã có trong Bộ pháp điển.

Các cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền thực hiện pháp điển?

Theo Điều 4 Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật 2012 quy định các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện pháp điển bao gồm:

- Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.

- Văn phòng Quốc hội thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành điều chỉnh những vấn đề không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước sau đây:

+ Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

+ Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.

- Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành không thuộc thẩm quyền thực hiện pháp điển của cơ quan nhà nước sau đây:

+ Bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình.

+ Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc chủ trì soạn thảo; quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình điều chỉnh những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của mình.

Bộ pháp điển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thông qua kết quả pháp điển theo chủ đề và sắp xếp vào Bộ pháp điển được quy định ra sao?
Pháp luật
Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
Pháp luật
Ai có quyền thẩm định các đề mục trong Bộ pháp điển? Đề mục trong Bộ pháp điển được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đề mục trong Bộ pháp điển là gì? Mỗi chủ đề của Bộ pháp điển có thể có bao nhiêu đề mục theo quy định?
Pháp luật
Bộ pháp điển của Nhà nước được sử dụng để làm gì? Cấu trúc của Bộ pháp điển được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ phận cấu thành của Bộ pháp điển là gì? Bộ pháp điển gồm có bao nhiêu bộ phận cấu thành theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ pháp điển
1,335 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ pháp điển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ pháp điển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào