Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm có những cơ quan nào? Vụ Tổ chức - Cán bộ được tổ chức như thế nào?
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao gồm có những cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC về tổ chức bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao
1. Thành lập Văn phòng; các Cục, Vụ và đơn vị tương đương trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
a) Văn phòng;
b) Cục Kế hoạch - Tài chính;
c) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ Giám đốc kiểm tra I);
d) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại (Vụ Giám đốc kiểm tra II);
đ) Vụ Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc kiểm tra III);
e) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
g) Ban Thanh tra;
h) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
i) Vụ Tổng hợp;
k) Vụ Hợp tác quốc tế;
l) Vụ Thi đua - Khen thưởng;
m) Vụ Công tác phía Nam;
n) Báo Công lý;
o) Tạp chí Tòa án nhân dân.
2. Số lượng cấp phó của Văn phòng; mỗi đơn vị Cục, Vụ và tương đương trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao không quá 03 người.
Đối với các đơn vị có tổ chức Phòng và tương đương thì số lượng Phó Trưởng phòng và tương đương không quá 02 người.
3. Căn cứ vào tổng biên chế đã được ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ biên chế cho từng đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
Trong trường hợp cần thiết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, biên chế cho các đơn vị trong bộ máy giúp việc để thực hiện nhiệm vụ chung của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị được quy định tại Quyết định này, Thủ trưởng đơn vị quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng chức năng và tương đương trong Quy chế làm việc của đơn vị và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định ban hành.
Như vậy, bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao bao gồm các cơ quan, đơn vị kể trên.
Vụ Tổ chức - Cán bộ được tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Vụ Tổ chức - Cán bộ được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định về cơ cấu tổ chức của Vụ Tổ chức - Cán bộ như sau:
Vụ Tổ chức - Cán bộ
1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:
Vụ Tổ chức - Cán bộ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên khác. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Tổ chức - Cán bộ có các đơn vị chức năng sau đây:
a) Phòng Tổng hợp (Phòng I);
b) Phòng Quản lý cán bộ Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao (Phòng II);
c) Phòng Quản lý cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện (Phòng III);
d) Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (Phòng IV);
đ) Phòng Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Phòng V).
...
Như vậy, Vụ Tổ chức - Cán bộ có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên khác.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Tổ chức - Cán bộ có các đơn vị chức năng sau đây:
- Phòng Tổng hợp (Phòng I);
- Phòng Quản lý cán bộ Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao (Phòng II);
- Phòng Quản lý cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện (Phòng III);
- Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ (Phòng IV);
- Phòng Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Phòng V).
Vụ Tổ chức - Cán bộ giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các công việc gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổ chức - Cán bộ như sau:
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý nhà nước về công tác tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân; xây dựng, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, kế hoạch trọng tâm công tác tổ chức cán bộ hàng năm của các Tòa án nhân dân.
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền quyết định về tổ chức, bộ máy và biên chế, cơ cấu, số lượng Thẩm phán và cán bộ, công chức, viên chức của các Tòa án nhân dân; thẩm định và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định về Quy chế làm việc của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; các dự án, đề án, quy định, quy chế về tổ chức cán bộ và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các Tòa án nhân dân.
- Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong các Tòa án nhân dân; trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Tòa án nhân dân tối cao; quản lý hồ sơ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.
- Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý các Tòa án nhân dân và phối hợp với Bộ Quốc phòng quản lý các Tòa án quân sự về tổ chức cán bộ.
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, cán bộ, công chức, viên chức của Tòa án nhân dân; phối hợp với cơ sở đào tạo và các đơn vị liên quan xây dựng, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và tổ chức thực hiện Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm đối với các chức danh cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân, trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt và phối hợp với cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện kế hoạch; phối hợp với Cục Kế hoạch - Tài chính trong công tác phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho cơ sở đào tạo theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài Tòa án nhân dân tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ cho các Tòa án nhân dân.
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong các Tòa án nhân dân.
- Giúp Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao về công tác hành chính, Văn phòng Ban cán sự đảng.
- Giúp việc cho Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán Quốc gia trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán theo Quy chế làm việc của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất và các báo cáo khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc cơ quan có thẩm quyền về công tác tổ chức cán bộ của Tòa án nhân dân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?