Bộ mã số định danh cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân phải xác định dựa trên nguyên tắc nào? Ai có thẩm quyền xác định?
Bộ mã số định danh cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân phải xác định dựa trên nguyên tắc nào?
Theo khoản 3 Điều 3 Quy định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 1623/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Nguyên tắc xác định bộ mã số định danh
1. Đảm bảo được sử dụng thống nhất, tích hợp được với tất cả các phần mềm nghiệp vụ hiện nay đang được sử dụng tại các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, có thể cập nhật, bổ sung kịp thời khi có thay đổi về tổ chức, bộ máy.
2. Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị phải xác định được đến từng đơn vị cơ sở cấp thấp nhất. Đảm bảo mỗi đơn vị có một mã số định danh riêng, không trùng lặp trong toàn ngành Tòa án nhân dân, được sử dụng ổn định lâu dài.
3. Bộ mã số định danh cá nhân phải xác định được đến từng cá nhân. Đảm bảo mỗi cá nhân có một mã số định danh riêng, không trùng lặp với cá nhân khác trong ngành Tòa án nhân dân.
Căn cứ trên quy định Bộ mã số định danh cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân phải xác định dựa trên nguyên tắc như sau:
- Bộ mã số định danh cá nhân phải xác định được đến từng cá nhân.
- Đảm bảo mỗi cá nhân có một mã số định danh riêng, không trùng lặp với cá nhân khác trong ngành Tòa án nhân dân.
Ai có thẩm quyền xác định Bộ mã số định danh cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân?
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 4 Quy định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 1623/2017/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Thẩm quyền xác định bộ mã số định danh
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xác định Bộ mã số định danh cơ quan, đơn vị trong toàn ngành Tòa án nhân dân.
2. Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao xác định Bộ mã số định danh cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Hợp đồng 68 tại Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xác định bộ mã số định danh cá nhân đối với công chức và người lao động theo Hợp đồng 68 tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Căn cứ trên quy định thẩm quyền xác định Bộ mã số định danh cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân như sau:
- Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao xác định Bộ mã số định danh cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Hợp đồng 68 tại Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp cao.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xác định bộ mã số định danh cá nhân đối với công chức và người lao động theo Hợp đồng 68 tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Bộ mã số định danh cá nhân trong ngành Tòa án nhân dân phải xác định dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Hợp đồng 68 là gì?
Hợp đồng 68 là cách gọi phổ biến của hợp đồng lao động được ký kết giữa cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với người lao động hoặc cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
Tuy nhiên, Nghị định 111/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 22/02/2023) thay thế Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định loại hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Các loại hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 111/2022/NĐ-CP như sau:
Hình thức, các loại hợp đồng và điều kiện ký kết hợp đồng
1. Các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định này được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản. Các loại hợp đồng được ký kết bao gồm:
a) Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;
b) Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định này.
Như vậy, các loại hợp đồng được ký kết bao gồm:
- Hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động và quy định tại Nghị định này.
Lưu ý: Các công việc quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2022/NĐ-CP được ký kết hợp đồng bằng văn bản; trường hợp giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử thì có giá trị như hợp đồng bằng văn bản.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?