Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người thì có những nguyên tắc nào tiến hành các biện pháp phòng chống mua bán người?
- Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người thì có những nguyên tắc nào tiến hành các biện pháp phòng chống mua bán người?
- Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu nào?
- Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người khi giải cứu nạn nhân thì phải hỗ trợ nạn nhân như thế nào?
Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người thì có những nguyên tắc nào tiến hành các biện pháp phòng chống mua bán người?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 78/2013/TT-BQP, có quy định về nguyên tắc tiến hành các biện pháp trong phòng chống mua bán người như sau:
Nguyên tắc tiến hành các biện pháp trong phòng, chống mua bán người
1. Chỉ tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan; giải cứu, tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.
2. Tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người phải đảm bảo yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
3. Phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống mua bán người
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người thì có những nguyên tắc tiến hành các biện pháp phòng chống mua bán người như sau:
- Chỉ tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người và các hành vi vi phạm khác có liên quan; giải cứu, tiếp nhận, xác minh, bảo vệ an toàn cho nạn nhân và hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật
- Tiến hành các biện pháp phòng, chống mua bán người phải đảm bảo yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên
- Phát huy vai trò trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống mua bán người.
Bộ đội biên phòng (Hình từ Internet)
Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 78/2013/TT-BQP, có quy định về tiếp nhận xác minh xác định nạn nhân như sau:
Tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân
1. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển giải cứu, tiếp nhận nạn nhân do nước ngoài trao trả, tiếp nhận trình báo của nạn nhân tự trở về, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các thủ tục tiếp nhận, xác minh, xác định nạn nhân theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Nghị định số 62/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:
a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
b) Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
c) Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
d) Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
e) Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi liên quan mua bán người cung cấp;
g) Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
h) Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.
Như vậy, theo quy định trên thì bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
- Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
- Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
- Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
- Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
- Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi liên quan mua bán người cung cấp;
- Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
- Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.
Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người khi giải cứu nạn nhân thì phải hỗ trợ nạn nhân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 78/2013/TT-BQP, có quy định về hỗ trợ nạn nhân như sau:
Hỗ trợ nạn nhân
1. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển khi giải cứu hoặc chủ trì tiếp nhận nạn nhân do nước ngoài trao trả, có trách nhiệm hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Nghị định số 09/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, bao gồm:
a) Bố trí chỗ ở tạm thời, hỗ trợ ăn, mặc và các vật dụng thiết yếu khác;
b) Chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ tâm lý xóa bỏ mặc cảm;
c) Hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường, hướng dẫn làm thủ tục nhận chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật đối với nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú.
2. Nạn nhân không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này, sau khi tiếp nhận, làm các thủ tục chuyển ngay nạn nhân đến cơ quan chức năng để thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân theo quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ đội biên phòng phòng chống mua bán người khi giải cứu nạn nhân thì phải có trách nhiệm hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người:
- Bố trí chỗ ở tạm thời, hỗ trợ ăn, mặc và các vật dụng thiết yếu khác;
- Chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ tâm lý xóa bỏ mặc cảm;
- Hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường, hướng dẫn làm thủ tục nhận chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật đối với nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?