Biểu mẫu cập nhật tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ là mẫu nào? Trách nhiệm của Bộ KHĐT trong hoạt động này?
Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu dịch vụ được quy định ra sao?
Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ được quy định tại Điều 7 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 như sau:
Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ
1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ.
2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 70/2014/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu vãng lai khác
1. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài.
2. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển khoản thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Theo đó, người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu dịch vụ.
Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép.
Ngoài ra, người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán.
Trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài.
Biểu mẫu cập nhật tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ là mẫu nào? Trách nhiệm của Bộ KHĐT trong hoạt động này? (hình từ internet)
Biểu mẫu cập nhật tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam là mẫu nào?
Mẫu cập nhật tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam được thực hiện theo Mẫu số 2.13 ban hành kèm theo Nghị định 16/2014/NĐ-CP.
Tải về Mẫu cập nhật tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam.
Dưới đây là Mẫu cập nhật tình hình xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam:
Ghi chú:
(*) Thống kê theo các ngành dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 28/2011/QĐ-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục dịch vụ xuất, nhập khẩu Việt Nam.
Cột (1): Giá trị dịch vụ xuất khẩu trong kỳ báo cáo.
Cột (2): Giá trị dịch vụ nhập khẩu trong kỳ báo
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam được quy định ra sao?
Trách nhiệm của các Bộ liên quan đến hoạt động ngoại hối được quy định tại Điều 26 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 quy định như sau:
Trách nhiệm của các Bộ liên quan
Các Bộ quy định tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định này có trách nhiệm cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước các thông tin sau đây:
1. Các thông tin quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
2. Các giải pháp ổn định cán cân thanh toán liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình.
3. Ngoài cung cấp các thông tin quy định tại Khoản 1, 2 Điều này:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài;
b) Bộ Tài chính có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; phân tích diễn biến và dự báo hoạt động chuyển giao vãng lai của khu vực Chính phủ, vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, đầu tư gián tiếp nước ngoài;
c) Bộ Công Thương có trách nhiệm cung cấp thông tin phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa;
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này; đánh giá về tình hình người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Như vậy, trong việc xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo quy định, phân tích diễn biến và dự báo hoạt động xuất, nhập khẩu dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?