Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì? Đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì?
Căn cứ Điều 36 Luật Hóa chất 2007 quy định về phòng ngừa sự cố hóa chất như sau:
- Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn; định kỳ đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất cho người lao động.
- Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;
+ Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;
+ Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.
- Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chỉ được đưa dự án vào hoạt động sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt. Trường hợp mở rộng quy mô, thay đổi phạm vi hoạt động phải sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là gì? Đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, b khoản 11 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP quy định về biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất như sau
- Đối tượng phải xây dựng Biện pháp
+ Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
+ Chủ đầu tư ra quyết định ban hành biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất gồm các nội dung cơ bản quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật Hóa chất. Tổ chức, cá nhân xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trách nhiệm thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân
+ Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng, cất giữ hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các nội dung đề ra tại Biện pháp đã được xây dựng;
+ Biện pháp phải được lưu giữ tại cơ sở hóa chất và là căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất;
+ Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp.
+ Hàng năm các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương trong trường hợp cơ sở hóa chất có tồn trữ hóa chất thuộc Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng dưới ngưỡng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh
Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
- Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực
Xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết việc thực hiện quy định về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, đối tượng phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động là Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP)
Mức xử phạt đối với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 14 Điều 1 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với hành vi vi vi phạm quy định xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gửi Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và Quyết định ban hành Biện pháp chậm quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày có Quyết định ban hành Biện pháp đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng thiếu mỗi nội dung bắt buộc của Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không gửi Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và Quyết định ban hành Biện pháp đến Sở Công Thương tỉnh, thành phố nơi xây dựng dự án hoạt động hóa chất để giám sát, quản lý;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được ban hành tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi đã xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nhưng không ra quyết định ban hành Biện pháp mà vẫn đưa dự án vào hoạt động;
+ Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện bổ sung, chỉnh sửa Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Biện pháp;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hoặc sử dụng hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều này
Như vậy, trong trường hợp không xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất mà vẫn đưa dự án vào hoạt động thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đồng thời còn bị đình chỉ hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh hoặc sử dụng hóa chất nguy hiểm từ 01 tháng đến 03 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?