Biên chế của Đội Kiểm soát phòng chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do ai có thẩm quyền quyết định?
- Biên chế của Đội Kiểm soát phòng chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do ai có thẩm quyền quyết định?
- Đội Kiểm soát phòng chống ma túy có mối quan hệ công tác như thế nào?
- Khi phát hiện thông tin về các vụ án ma túy lớn, phức tạp thì Đội Kiểm soát phòng chống ma túy có nhiệm vụ gì?
Biên chế của Đội Kiểm soát phòng chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do ai có thẩm quyền quyết định?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định 4295/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định về cơ cấu tổ chức và biên chế của Đội Kiểm soát phòng chống ma túy như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Căn cứ vào khối lượng, tính chất công việc và biên chế được giao, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy có thể được thành lập các Tổ nghiệp vụ.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định thành lập, sắp xếp lại các Tổ nghiệp vụ thuộc Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy theo phân cấp của Bộ Tài chính.
2. Biên chế của Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định trong tổng biên chế được giao.
Như vậy, theo quy định, biên chế của Đội Kiểm soát phòng chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định trong tổng biên chế được giao.
Biên chế của Đội Kiểm soát phòng chống ma túy trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố do ai có thẩm quyền quyết định? (Hình từ Internet)
Đội Kiểm soát phòng chống ma túy có mối quan hệ công tác như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 4295/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định về mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát phòng,chống ma túy như sau:
Mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy
1. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Hải quan.
2. Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ kiểm soát phòng, chống ma túy của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về nghiệp vụ kiểm soát phòng, chống ma túy đối với Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu theo quy định của Tổng cục Hải quan.
3. Có quan hệ phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối với Tổ Kiểm soát ma túy thuộc Chi cục Hải quan là mối quan hệ chỉ đạo về nghiệp vụ.
4. Với lực lượng lượng ngoài ngành là mối quan hệ phối hợp theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Như vậy, mối quan hệ công tác của Đội Kiểm soát phòng chống ma túy được quy định như sau:
(1) Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp và toàn diện của Cục trưởng Cục Hải quan.
(2) Chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ kiểm soát phòng, chống ma túy của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về nghiệp vụ kiểm soát phòng, chống ma túy đối với Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu theo quy định của Tổng cục Hải quan.
(3) Có quan hệ phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối với Tổ Kiểm soát ma túy thuộc Chi cục Hải quan là mối quan hệ chỉ đạo về nghiệp vụ.
(4) Với lực lượng lượng ngoài ngành là mối quan hệ phối hợp theo nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
Khi phát hiện thông tin về các vụ án ma túy lớn, phức tạp thì Đội Kiểm soát phòng chống ma túy có nhiệm vụ gì?
Căn cứ khoản 7 Điều 2 Quyết định 4295/QĐ-TCHQ năm 2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Đội Kiểm soát phòng chống ma túy như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan; cụ thể như sau:
...
3. Được sử dụng nguồn kinh phí phòng, chống ma túy và kinh phí kiểm soát vào công tác hoạt động nghiệp vụ sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp lãnh đạo có thẩm quyền.
4. Giúp Cục trưởng Cục Hải quan trong việc chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ phòng, chống ma túy đối với các đơn vị thuộc, trực thuộc Cục Hải quan tỉnh.
5. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, kiểm tra việc cập nhật, xử lý dữ liệu trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định; kịp thời báo cáo, đề xuất Cục trưởng các biện pháp quản lý, điều hành và báo cáo Tổng cục Hải quan đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định.
6. Được trang bị và quản lý sử dụng các loại phương tiện nghiệp vụ chuyên dụng, vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
7. Trong trường hợp phát hiện có các thông tin về các vụ án ma túy lớn, phức tạp hoặc liên quan đến nhiều địa phương thì báo cáo chuyển giao cho Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc phối hợp điều tra làm rõ.
8. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của ngành về tình hình và kết quả công tác phòng, chống buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy và tiền chất qua biên giới.
9. Thực hiện các quy định về quản lý công chức, người lao động và quản lý tài chính, tài sản, trang thiết bị của Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan giao.
Như vậy, theo quy định, trong trường hợp phát hiện thông tin về các vụ án ma túy lớn, phức tạp thì Đội Kiểm soát phòng chống ma túy có nhiệm vụ báo cáo chuyển giao cho Cục Điều tra chống buôn lậu hoặc phối hợp điều tra làm rõ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?