Cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước về phòng chống ma túy là cơ quan nào theo Luật phòng chống ma túy 2021?
Theo Luật phòng chống ma túy, cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước về phòng chống ma túy là cơ quan nào?
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy 2021.
Tại Điều 45 Luật Phòng chống ma túy 2021 có nêu về trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng chống ma túy như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
2. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma túy.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tại địa phương.
Như vậy, theo quy định thì cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước về phòng chống ma túy là Chính phủ.
Cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước về phòng chống ma túy là cơ quan nào theo Luật phòng chống ma túy 2021?
Cơ quan nào là cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Phòng chống ma túy 2021 như sau:
Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy bao gồm:
a) Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân;
b) Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quan.
2. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy.
3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Hải quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, cơ quan, tổ chức khác có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.
4. Trên cùng một địa bàn khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan thì cơ quan phát hiện trước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật vi phạm pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.
5. Chính phủ quy định việc phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy.
Như vậy, cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy bao gồm:
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân;
- Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quan.
Nội dung quản lý nhà nước về phòng chống ma túy gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 44 Luật Phòng chống ma túy 2021, nội dung quản lý nhà nước về phòng chống ma túy bao gồm:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
- Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống ma túy.
- Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
- Thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
- Tổ chức đấu tranh phòng, chống ma túy.
- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
- Khen thưởng, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
Nhà nước có những chính sách gì về phòng, chống ma túy?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy 2021 như sau:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống ma túy
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ma túy; kết hợp với phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống ma túy; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy.
3. Ưu tiên nguồn lực phòng, chống ma túy cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới và địa bàn phức tạp về ma túy.
4. Cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, người làm công tác cai nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện ma túy công lập được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ.
5. Bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy.
6. Quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy; khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
7. Bảo đảm kinh phí cai nghiện ma túy bắt buộc; hỗ trợ kinh phí cai nghiện ma túy tự nguyện, kinh phí quản lý sau cai nghiện ma túy.
8. Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào hoạt động cai nghiện ma túy, hỗ trợ quản lý sau cai nghiện ma túy, phòng, chống tái nghiện ma túy được miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao trong phòng, chống ma túy.
10. Khen thưởng cá nhân, tổ chức, cơ quan có thành tích trong phòng, chống ma túy.
Như vậy, hiện nay Nhà nước có 10 chính sách về phòng chống ma túy nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?