Bị đơn không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn và đã làm đơn phản tố và đóng án phí. Bây giờ bên nguyên đơn không đồng ý với ý kiến phản tố của bị đơn thì giải quyết như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn được quy định như thế nào?
- Theo quy định pháp luật quyền, nghĩa vụ của bị đơn được quy định như thế nào?
- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí theo quy định pháp luật
- Bên nguyên đơn không đồng ý với ý kiến phản tố của bị đơn thì giải quyết như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn được quy định như thế nào?
Theo Điều 71 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn:
"Điều 71. Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn
1. Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
2. Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.
3. Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập."
Bị đơn không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn và đã làm đơn phản tố và đóng án phí.
Theo quy định pháp luật quyền, nghĩa vụ của bị đơn được quy định như thế nào?
Theo Điều 72 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền, nghĩa vụ của bị đơn như sau:
- Các quyền, nghĩa vụ của đương sự quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.
- Được Tòa án thông báo về việc bị khởi kiện.
- Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
- Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có liên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn. Đối với yêu cầu phản tố thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
- Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Đối với yêu cầu độc lập thì bị đơn có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
- Trường hợp yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì bị đơn có quyền khởi kiện vụ án khác.
Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí
- Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Người nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự phải nộp tiền tạm ứng lệ phí giải quyết việc dân sự đó, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí.
Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí theo quy định của pháp luật. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người nộp tiền tạm ứng lệ phí thì mỗi người phải nộp một nửa tiền tạm ứng lệ phí.
Bên nguyên đơn không đồng ý với ý kiến phản tố của bị đơn thì giải quyết như thế nào?
BLTTDS dành ra 1 Điều để quy định về yêu cầu phản tố của bị đơn: Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền yêu cầu phản tố của bị đơn. Trong đó nêu rõ các điều kiện được chấp yêu cầu phản tố. Tuy nhiên, ngoài quyền bác bỏ yêu cầu phản tố thì không có quy định nào về việc nguyên đơn được lập yêu cầu riêng độc lập với nội dung khởi kiện ban đầu để phản bác lại yêu cầu phản tố của bị đơn và có đóng án phí hết nha anh.
"Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải."
Từ các quy định nêu trên có thể thấy, các yêu cầu phản tố của bị đơn đều có liên quan đến vụ án/ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Do đó, việc nguyên đơn đóng án phí khởi kiện đã bao hàm cả quyền bác bỏ các yêu cầu phản tố. Do đó, nguyên đơn có quyền bác bỏ yêu cầu phản tố mà không đóng thêm án phí. Đồng thời nguyên đơn cũng không cần thiết và cũng không có quyền đưa ra yêu cầu độc lập có đóng án phí riêng để phản bác yêu cầu phản tố của bị đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?