Bệnh viện có làm việc chủ nhật không? Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ở bệnh viện ngày chủ nhật được không?
Bệnh viện có làm việc chủ nhật không? Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ngày chủ nhật được không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
...
2. Giờ làm việc hành chính của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là khoảng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định, công bố công khai để giải quyết các công việc hành chính của cơ sở bảo đảm phù hợp với quy định về thời giờ làm việc của pháp luật về lao động.
...
Theo đó, thời gian làm việc hành chính của bệnh viện sẽ do bệnh viện xác định và công bố công khai nhưng phải bảo đảm phù hợp với quy định về thời giờ làm việc của pháp luật về lao động.
Do đó, bệnh viện có làm việc ngày chủ nhật hay không phụ thuộc vào quy định của bệnh viện đó.
Trường hợp không làm việc vào ngày chủ nhật thì những bệnh viện có giường bệnh nội trú, có giường lưu để theo dõi, điều trị người bệnh và cơ sở cấp cứu ngoại viện vẫn phải tổ chức trực khám chữa bệnh liên tục theo thời gian hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động để kịp thời cấp cứu và duy trì các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khác theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Việc trực khám bệnh, chữa bệnh ở bệnh viện được hướng dẫn cụ thể tại Chương 8 Thông tư 32/2023/TT-BYT.
Về việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, theo quy định tại khoản 10 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp như sau:
Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
...
10. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.
Như vậy, khi khám chữa bệnh vào ngày chủ nhật ở các bệnh viện có tổ chức khám chữa bệnh thì người bệnh vẫn được hưởng bảo hiểm y tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT, trường hợp cấp cứu được xác định là đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm:
- Người bệnh được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào. Bác sĩ hoặc y sĩ tiếp nhận người bệnh đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu và ghi vào hồ sơ, bệnh án.
- Sau giai đoạn điều trị cấp cứu, người bệnh được chuyển vào điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã tiếp nhận cấp cứu người bệnh hoặc được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để tiếp tục điều trị theo yêu cầu chuyên môn hoặc được chuyển về nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sau khi đã điều trị ổn định.
Bệnh viện có làm việc chủ nhật không? (Hình từ Internet)
Trẻ em có được ưu tiên khám chứa bệnh tại bệnh viện hay không?
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 về nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Như vậy, trẻ em dưới 06 tuổi và trẻ em từ đủ 06 tuổi đến dưới 16 tuổi trong tình trạng cấp cứu là đối tượng được ưu tiên trong khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Người bệnh có được lựa chọn phương pháp khám chữa bệnh tại bệnh viện không?
Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 11 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 40 của Luật này.
2. Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, người bệnh có quyền lựa chọn phương pháp khám chữa bệnh sau khi được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra, trừ trường hợp người bệnh yêu cầu phương pháp khám chữa bệnh không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?