Bệnh viện có giường bệnh nội trú có phải trực khám chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày hay không?
- Bệnh viện có giường bệnh nội trú là đối tượng phải trực khám chữa bệnh đúng không?
- Bệnh viện có giường bệnh nội trú có phải trực khám chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày hay không?
- Sau mỗi phiên trực khám chữa bệnh tại bệnh viện có giường bệnh nội trú, các bộ phận trực khám chữa bệnh phải báo cáo những nội dung gì?
Bệnh viện có giường bệnh nội trú là đối tượng phải trực khám chữa bệnh đúng không?
Căn cứ Điều 42 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định đối tượng trực khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Đối tượng trực khám bệnh, chữa bệnh
Trực khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Chương này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường lưu; cơ sở cấp cứu ngoại viện (sau đây gọi tắt là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
Theo đó, trực khám bệnh, chữa bệnh áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường bệnh nội trú; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giường lưu; cơ sở cấp cứu ngoại viện.
Như vậy, bệnh viện có giường bệnh nội trú là đối tượng phải trực khám chữa bệnh theo quy định.
Bệnh viện có giường bệnh nội trú có phải trực khám chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày hay không? (Hình từ Internet)
Bệnh viện có giường bệnh nội trú có phải trực khám chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày hay không?
Căn cứ theo Điều 43 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về nguyên tắc trực khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Nguyên tắc trực khám bệnh, chữa bệnh
1. Trực ngoài giờ hành chính, ngày lễ, ngày nghỉ phải được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày.
2. Các phiên trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ nhân lực, phương tiện vận chuyển, thiết bị y tế và thuốc để cấp cứu người bệnh.
3. Các vị trí trực phải bảo đảm dễ tiếp cận và đủ thông tin liên lạc.
4. Người trực phải có mặt trước giờ nhận trực để nhận bàn giao của phiên trực trước và khi hết giờ phải bàn giao cho phiên trực sau, không được rời bỏ vị trí trực và phải thực hiện mệnh lệnh trực của cấp trên.
5. Danh sách các thành viên trực được phân công theo tháng, lịch trực được công bố trước thời điểm trực ít nhất một tuần, do lãnh đạo bệnh viện ký duyệt và được ghi trên bảng ở mỗi vị trí trực. Công chức, viên chức, người lao động đã được phân công trực theo lịch, chỉ được thực hiện đổi trực ngang cấp khi được sự phê duyệt của lãnh đạo.
Như vậy, bệnh viện có giường bệnh nội trú phải bảo đảm hoạt động khám bệnh, chữa bệnh liên tục 24/24 giờ trong ngày.
Đồng thời phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Các phiên trực phải được tổ chức chặt chẽ, có đầy đủ nhân lực, phương tiện vận chuyển, thiết bị y tế và thuốc để cấp cứu người bệnh.
- Các vị trí trực phải bảo đảm dễ tiếp cận và đủ thông tin liên lạc.
- Người trực phải có mặt trước giờ nhận trực để nhận bàn giao của phiên trực trước và khi hết giờ phải bàn giao cho phiên trực sau, không được rời bỏ vị trí trực và phải thực hiện mệnh lệnh trực của cấp trên.
- Danh sách các thành viên trực được phân công theo tháng, lịch trực được công bố trước thời điểm trực ít nhất một tuần, do lãnh đạo bệnh viện ký duyệt và được ghi trên bảng ở mỗi vị trí trực.
Công chức, viên chức, người lao động đã được phân công trực theo lịch, chỉ được thực hiện đổi trực ngang cấp khi được sự phê duyệt của lãnh đạo.
Sau mỗi phiên trực khám chữa bệnh tại bệnh viện có giường bệnh nội trú, các bộ phận trực khám chữa bệnh phải báo cáo những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định về nội dung báo cáo tình hình phiên trực như sau:
Nội dung báo cáo tình hình phiên trực
1. Sau phiên trực, các bộ phận trực ghi đầy đủ nội dung báo cáo vào sổ trực; các khoa, phòng phải tổ chức giao ban để nghe báo cáo tình hình trực của các bộ phận trực: lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần, quản trị.
2. Báo cáo trực lâm sàng phải bảo đảm báo cáo diễn biến trong phiên trực đối với các nội dung:
a) Tử vong: Ghi rõ diễn biến của người bệnh, cách xử lý, nguyên nhân, thời gian tử vong và những việc làm cụ thể sau khi người bệnh tử vong;
b) Cấp cứu: Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, chẩn đoán và cách giải quyết đối với từng người bệnh đến cấp cứu;
c) Diễn biến nặng của người bệnh nội trú: Ghi rõ các diễn biến về bệnh tật, cách xử lý đối với từng người bệnh;
d) Thuốc: Thống kê, báo cáo số lượng thuốc đã sử dụng trong phiên trực.
3. Trực cận lâm sàng: Báo cáo tình hình xét nghiệm cấp cứu và kỹ thuật cận lâm sàng đã thực hiện trong phiên thường trực.
4. Trực hậu cần, quản trị: Báo cáo các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Thông tư này.
5. Trực lãnh đạo: Có nhận xét chung về tình hình phiên thường trực tại giao ban toàn bệnh viện.
Như vậy, theo quy định trên thì sau mỗi phiên trực khám chữa bệnh tại bệnh viện có giường bệnh nội trú, các bộ phận trực khám chữa bệnh phải báo cáo tình hình trực của các bộ phận trực: lâm sàng, cận lâm sàng, hậu cần, quản trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?