Bệnh viêm lợi loét hoại tử cấp tính nguyên nhân do đâu? Điều trị viêm lợi loét hoại tử cấp tính lần 1 như thế nào?
Nguyên nhân gây viêm lợi loét hoại tử cấp tính là do đâu?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 8 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm lợi loét hoại tử cấp tính như sau:
VIÊM LỢI LOÉT HOẠI TỬ CẤP TÍNH (Acute Necrotizing Ulcerative Gingivitis)
I. ĐỊNH NGHĨA
Viêm lợi loét hoại tử cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở lợi với các tổn thương đặc trưng là sự loét và hoại tử ở mô lợi.
II. NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân gây viêm lợi loét hoại tử cấp tính là do sự bùng phát của các loại vi khuẩn gây bệnh trong miệng (VD: cầu khuẩn và xoắn khuẩn Fusobacterium, Prevotella intermedia, Porphyromonas gingivalis), sự bùng phát này hay gặp ở những người có nguy cơ cao…
...
Viêm lợi loét hoại tử cấp tính là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Viêm lợi loét hoại tử cấp là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở lợi với các tổn thương đặc trưng là sự loét và hoại tử ở mô lợi.
Nguyên nhân gây viêm lợi loét hoại tử cấp tính là do sự bùng phát của các loại vi khuẩn gây bệnh trong miệng (VD: cầu khuẩn và xoắn khuẩn Fusobacterium, Prevotella intermedia, Porphyromonas gingivalis), sự bùng phát này hay gặp ở những người có nguy cơ cao…
Viêm lợi loét hoại tử cấp tính (Hình từ Internet)
Việc chẩn đoán xác định các triệu chứng lâm sàng của viêm lợi loét hoại tử cấp được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiết 1 tiểu mục III Mục 8 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm lợi loét hoại tử cấp tính như sau:
VIÊM LỢI LOÉT HOẠI TỬ CẤP TÍNH (Acute Necrotizing Ulcerative Gingivitis)
...
III. CHÂN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
1.1. Các triệu chứng lâm sàng
a. Toàn thân
- Sốt.
- Người mệt mỏi.
- Biếng ăn.
b. Tại chỗ
- Ngoài miệng: có thể có hạch dưới hàm.
- Trong miệng:
+ Tổn thương loét và hoại tử ở vùng viền lợi và nhú lợi: tổn thương loét hoại tử tiến triển nhanh bắt đầu ở nhú lợi và lan sang viền lợi, tạo vết lõm ở trung tâm, tổn thương hoại tử thường có hình đáy chén. Tổn thương có giới hạn rõ ràng và thường không lan tới lợi dính.
+ Giả mạc: trên vùng tổn thương hoại tử phủ một lớp màng màu trắng, được cấu tạo bởi bạch cầu, mô hoại tử, fibrin. Khi lớp giả mạc được lấy đi sẽ làm tổn thương chảy máu.
+ Đường viền ban đỏ: nằm giữa vùng hoại tử và mô lợi còn tương đối lành.
+ Chảy máu tự nhiên hoặc khi va chạm.
+ Đau nhức vừa phải khi bệnh tiến triển nặng thì đau nhiều hơn, đau tăng khi ăn nhai, kèm theo tăng tiết nước bọt.
+ Miệng rất hôi.
1.2. Các triệu chứng cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Bạch cầu tăng, máu lắng tăng…
- Cấy vi khuẩn: ….
- X quang: Không có tổn thương xương ổ răng.
...
Như vậy, việc chẩn đoán xác định các triệu chứng lâm sàng của viêm lợi loét hoại tử cấp được thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Điều trị viêm lợi loét hoại tử cấp tính lần 1 như thế nào?
Căn cứ theo tiết 1 tiểu mục IV Mục 8 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về viêm lợi loét hoại tử cấp tính như sau:
VIÊM LỢI LOÉT HOẠI TỬ CẤP TÍNH (Acute Necrotizing Ulcerative Gingivitis)
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Lần 1: Điều trị phải được giới hạn ở các vùng liên quan tới tình trạng cấp tính.
- Cách ly và làm khô tổn thương bằng gòn bông.
- Giảm đau tại chỗ.
- Lấy giả mạc và các cặn không dính ở bề mặt tổn thương.
- Làm sạch vùng tổn thương bằng nước ấm.
- Có thể lấy cao răng trên lợi nông bằng máy siêu âm.
- Cho bệnh nhân xúc miệng bằng hỗn dịch nước oxy già ấm 2 giờ/1 lần theo công thức trộn một cốc nước ấm với Ôxy già 3% theo tỷ lệ 1:1.
- Cho bệnh nhân xúc miệng Chlohexidine 0,12% , mỗi ngày 2 lần.
- Trường hợp viêm lợi loét hoại tử trung bình, nặng, có hạch và các triệu chứng toàn thân thì dùng kháng sinh phối hợp.
- Lưu ý:
- Không được lấy cao răng dưới lợi hoặc nạo túi lợi vì có thể gây nhiễm khuẩn máu.
- Các thủ thuật nhổ răng hoặc phẫu thuật quanh răng phải trì hoãn sau khi hết triệu chứng 4 tuần.
- Hướng dẫn bệnh nhân:
+ Xúc miệng bằng hỗn dịch nước Ôxy già ấm 2 giờ/1 lần theo công thức trộn một cốc nước ấm với Ôxy già 3% theo tỷ lệ 1:1.
+ Xúc miệng Chlohexidine 0,12%, mỗi ngày 2 lần.
+ Không hút thuốc, không uống rượu, không ăn đồ gia vị.
+ Hạn chế chải răng.
+ Tránh gắng sức quá mức.
...
Theo đó, điều trị viêm lợi loét hoại tử cấp tính lần 1 phải được giới hạn ở các vùng liên quan tới tình trạng cấp tính. Chi tiết điều trị thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?