Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định?
- Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định?
- Vệ sinh cá nhân có phải là biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
- Giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh có phải là trách nhiệm của nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định phân loại bệnh truyền nhiễm cụ thể như sau:
Phân loại bệnh truyền nhiễm
1. Bệnh truyền nhiễm gồm các nhóm sau đây:
...
c) Nhóm C gồm các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm C bao gồm bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia); bệnh giang mai; các bệnh do giun; bệnh lậu; bệnh mắt hột; bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans); bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia); bệnh phong; bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo); bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes); bệnh sán dây; bệnh sán lá gan; bệnh sán lá phổi; bệnh sán lá ruột; bệnh sốt mò; bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia); bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta); bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas); bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm; bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie); bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia); bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không nhanh, bao gồm:
- Bệnh do Cờ-la-my-đi-a (Chlamydia);
- Bệnh giang mai;
- Các bệnh do giun;
- Bệnh lậu;
- Bệnh mắt hột;
- Bệnh do nấm Can-đi-đa-an-bi-căng (Candida albicans);
- Bệnh Nô-ca-đi-a (Nocardia);
- Bệnh phong;
- Bệnh do vi rút Xi-tô-mê-ga-lô (Cytomegalo);
- Bệnh do vi rút Héc-péc (Herpes);
- Bệnh sán dây;
- Bệnh sán lá gan;
- Bệnh sán lá phổi;
- Bệnh sán lá ruột;
- Bệnh sốt mò;
- Bệnh sốt do Rích-két-si-a (Rickettsia);
- Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Han-ta (Hanta);
- Bệnh do Tờ-ri-cô-mô-nát (Trichomonas);
- Bệnh viêm da mụn mủ truyền nhiễm;
- Bệnh viêm họng, viêm miệng, viêm tim do vi rút Cốc-xác-ki (Coxsakie);
- Bệnh viêm ruột do Giác-đi-a (Giardia);
- Bệnh viêm ruột do Vi-bờ-ri-ô Pa-ra-hê-mô-ly-ti-cút (Vibrio Parahaemolyticus) và các bệnh truyền nhiễm khác.
Theo đó, bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm. Các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm A (theo điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007).
Bệnh truyền nhiễm nhóm C là các bệnh truyền nhiễm ít nguy hiểm hay các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm theo quy định? (Hình từ Internet).
Vệ sinh cá nhân có phải là biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không?
Theo quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.
2. Diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân.
4. Các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định này, cơ sở khám chữa bệnh áp dụng các biện pháp sau nhằm phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm:
- Cách ly người mắc bệnh truyền nhiễm.
- Diệt khuẩn, khử trùng môi trường và xử lý chất thải tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Phòng hộ cá nhân, vệ sinh cá nhân.
- Các biện pháp chuyên môn khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, vệ sinh cá nhân là một trong các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh có phải là trách nhiệm của nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định về trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cụ thể như sau:
Trách nhiệm của thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm quy định tại Điều 31 của Luật này.
2. Tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh.
3. Giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thầy thuốc và nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm.
- Tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh.
- Giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh
Theo đó, giữ bí mật thông tin liên quan đến người bệnh là trách nhiệm của nhân viên y tế trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ngoài ra, tại Điều 34 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định trách nhiệm của người bệnh, người nhà người bệnh trong phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
- Người bệnh có trách nhiệm:
+ Khai báo trung thực diễn biến bệnh;
+ Tuân thủ chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A ngay sau khi xuất viện phải đăng ký theo dõi sức khỏe với y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
- Người nhà người bệnh có trách nhiệm thực hiện chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?