Bệnh sán lá gan ở bò có thể lây sang cho người hay không? Trường hợp mắc bệnh sán lá gan thì bò thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Bệnh sán lá gan ở bò có thể lây sang cho người hay không?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-27:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 27: Bệnh sán lá gan quy định về bệnh sán lá gan như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Bệnh sán lá gan (Fasciolosis)
Bệnh sán lá gan là một bệnh lây giữa người và động vật, do hai loài Fasciola hepatica và Fasciola gigantica gây ra. Các sán này thường ký sinh ở ống dẫn mật, có khi ở cả phổi, tim, hạch lâm ba, tuyến tụy của gia súc, thậm chí trên cả người. Bệnh lây lan qua loài ký chủ trung gian là ốc nước ngọt như Limnaea auricularia, L. swinhoci...
CHÚ THÍCH: bệnh thường thấy ở thể mạn tính trên gia súc và vật nuôi, tuy nhiên gần đây bệnh nổi lên như một bệnh lý quan trọng ở người, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
...
Bên cạnh đó tại tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-27:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 27: Bệnh sán lá gan quy định về đặc điểm dịch tể như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1. Đặc điểm dịch tễ
- Sán lá gan gây bệnh cho động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, ngoài ra bệnh còn gặp ở lợn và người;
- Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giống và không phân biệt tính biệt. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán tỷ lệ thuận với tuổi của động vật cảm nhiễm;
- Bệnh thường gặp ở vùng đồng bằng và miền núi, nhất là những nơi lầy lội, ẩm thấp, nước ngập quanh năm.
...
Theo đó, bệnh sán lá gan ở bò là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan san cho người. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giống và không phân biệt tính biệt. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán tỷ lệ thuận với tuổi của động vật cảm nhiễm; thường gặp ở vùng đồng bằng và miền núi, nhất là những nơi lầy lội, ẩm thấp, nước ngập quanh năm.
Bệnh sán lá gan ở bò có thể lây sang cho người hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp mắc bệnh sán lá gan thì bò thường có những triệu chứng lâm sàng như thế nào?
Theo tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-27:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 27: Bệnh sán lá gan quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.2. Triệu chứng
5.1.2.1. Thể cấp tính
- Bệnh ở thể cấp tính thường gặp ở gia súc non. Bê, nghé, dê, cừu bỏ ăn, mệt mỏi, lười vận động, chướng hơi dạ cỏ, sau đó tiêu chảy dữ dội, phân lỏng màu xám, có mùi tanh. Chỉ vài ngày sau con vật nằm bệt và chết trong tình trạng mất nước, rối loạn điện giải và kiệt sức;
- Bệnh nặng hơn khi bê nghé nhiễm thứ phát các vi khuẩn gây bệnh có sẵn trong đường ruột như: Salmonella, E. coli, Proteus. Đôi khi, trâu bò chết cấp tính mà không biểu hiện triệu chứng;
- Ở bê, nghé hoặc cừu non bệnh thường thấy ở trạng thái cấp hoặc ở cấp tỉnh, có hiện tượng xuất huyết do sán di hành hoặc nhiễm độc kế phát từ bệnh gây ra do Clostridium (viêm ruột hoại tử) hoặc bệnh Corynebacteria (áp xe gan);
- Ở giai đoạn sớm và trong trường hợp số lượng sán lá gan trong đường mật chưa có nhiều, các biểu hiện của bệnh thường ít được chú ý. Các biểu hiện có thể gặp là đau vùng thượng vị, sốt, nôn, tiêu chảy, ngứa.
5.1.2.2. Thể mạn tính
- Phổ biến ở trâu, bò, dê, cừu trưởng thành được nuôi dưỡng tốt và sán đã ở giai đoạn trưởng thành, ký sinh trong ống mật với số lượng ít. Triệu chứng thể mạn tính xuất hiện sau thể cấp tính nửa tháng tới hai tháng;
- Gia súc ăn ít, gầy còm, suy nhược;
- Con vật có biểu hiện thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù xì, thủy thũng mi mắt, ngực;
- Tiêu chảy kéo dài, đôi khi táo bón, phân màu đen, mất dần khả năng sinh sản và làm việc;
- Gia súc có thể chết do suy kiệt
...
Theo đó, khi bò mắc bệnh sán lá gan thường sẽ chết đột xuất mà không có triệu chứng bệnh, một số triệu chứng ở bò có thể thấy khi sán đã ở giai đoạn trưởng thành như:
- Bò ít, gầy còm, suy nhược;
- Có biểu hiện thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, lông xù xì, thủy thũng mi mắt, ngực;
- Tiêu chảy kéo dài, đôi khi táo bón, phân màu đen, mất dần khả năng sinh sản và làm việc;
- Bò có thể chết do suy kiệt
Lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm kháng thể bệnh sán lá gan ở bò có triệu chứng mắc bệnh cần thực hiện ra sao?
Theo tiểu 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-27:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 27: Bệnh sán lá gan quy định về cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm kháng thể như sau:
Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
5.2.1.1. Lấy mẫu cho xét nghiệm kháng thể
- Mẫu huyết thanh: sử dụng xy lanh vô trùng để lấy 1 ml đến 5 ml máu ở tĩnh mạch cổ hoặc động mạch đuôi của trâu, bò, dê, cừu nghi mắc bệnh chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sán lá gan. Máu lấy ra được chứa trong bơm tiêm, rút pit tông tạo khoảng trống (hoặc bơm máu vào ống nghiệm vô trùng), ghi ký hiệu mẫu trên bơm tiêm hoặc ống nghiệm rồi đặt nằm nghiêng 45° trong hộp đựng mẫu, để đông máu trong 1 h đến 2 h ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó, chất huyết thanh sang ống nghiệm vô trùng khác (hoặc ống eppendorf) thực hiện xét nghiệm mô tả tại 5.2.3 - phát hiện kháng thể bằng phương pháp ELISA;
- Mẫu sữa: lấy sữa trực tiếp ngay từ con vật hoặc lấy sữa đã vắt cho vào ống vô trùng có nắp đậy để thực hiện xét nghiệm mô tả tại 5.2.3 - phát hiện kháng thể bằng phương pháp ELISA.
...
Để xét nghiệm kháng thể phát hiện bệnh sán lá gan ở bò có triệu chứng mắc bệnh thì cần sử dụng huyết thanh của bò.
Dùng xy lanh vô trùng để lấy 1 ml đến 5 ml máu ở tĩnh mạch cổ hoặc động mạch đuôi của trâu, bò, dê, cừu nghi mắc bệnh chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sán lá gan
Máu lấy ra được chứa trong bơm tiêm, rút pit tông tạo khoảng trống (hoặc bơm máu vào ống nghiệm vô trùng), ghi ký hiệu mẫu trên bơm tiêm hoặc ống nghiệm rồi đặt nằm nghiêng 45° trong hộp đựng mẫu, để đông máu trong 1 h đến 2 h ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó, chất huyết thanh sang ống nghiệm vô trùng khác (hoặc ống eppendorf) thực hiện xét nghiệm phát hiện kháng thể bằng phương pháp ELISA.
Ngoài ra, cũng có thể lấy mẫu sữa để xét nghiệm, lấy sữa trực tiếp ngay từ con vật hoặc lấy sữa đã vắt cho vào ống vô trùng có nắp đậy để thực hiện xét nghiệm phát hiện kháng thể bằng phương pháp ELISA.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?