Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp dễ gặp khi người lao động làm những công việc nào?

Anh ơi cho em hỏi: Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp dễ gặp khi người lao động làm những công việc nào? Bệnh này có được hưởng bảo hiểm xã hội không? Đây là câu hỏi của anh Đan Nguyên ở Đồng Tháp.

Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp dễ gặp khi người lao động làm những công việc nào?

Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

1. Định nghĩa
Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với HCBVTV trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
HCBVTV nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Sản xuất, sang chai, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu kho, kinh doanh HCBVTV nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat;
- Sử dụng HCBVTV nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông lâm nghiệp;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với HCBVTV nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat.

Như vậy, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc hóa chất bảo vệ thực vật trong quá trình lao động.

Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp dễ gặp khi người lao động làm những công việc sau:

- Sản xuất, sang chai, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu kho, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat;

- Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat trong sản xuất, bảo quản sản phẩm nông lâm nghiệp;

- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật nhóm phốt pho hữu cơ và cacbamat.

Bệnh nghề nghiệp

Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)

Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp có được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội không?

Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Bệnh hen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư này.
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
...

Như vậy, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp được xem là bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Hướng dẫn chẩn đoán, giám định đối với bệnh này quy định tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp sẽ có các triệu chứng lâm sàng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:

Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
7.1.1. Nhiễm độc cấp tính
Có thể có các triệu chứng sau:
- Hội chứng Muscarin: da tái lạnh, đồng tử co nhỏ, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tăng tiết và co thắt phế quản biểu hiện bằng cảm giác khó thở, chẹn ngực, khám thấy ran ẩm, ran ngáy, ran rít ở phổi, suy hô hấp, phù phổi, nhịp tim chậm;
- Hội chứng Nicotin: máy cơ tự nhiên, hoặc sau gõ các cơ Delta, cơ ngực, cơ bắp chân; co cứng hoặc liệt cơ, phản xạ gân xương tăng nhạy;
- Biểu hiện thần kinh trung ương: rối loạn ý thức, co giật, hôn mê.
7.1.2. Nhiễm độc mạn tính
Có thể có một trong các biểu hiện sau:
- Thần kinh ngoại vi: rối loạn cảm giác, vận động, có thể liệt nhẹ;
- Thần kinh hành vi: giảm phối hợp vận động tinh tế, phản ứng chậm;
- Rung giật nhãn cầu, rung máy cơ cục bộ;
- Tâm căn suy nhược: Nhức đầu, choáng váng; mệt mỏi; ngủ kém; ăn không ngon; thờ ơ, giảm trí nhớ, cáu gắt;
- Bệnh lý não mạn tính: (do nhiễm độc dung môi hữu cơ trong đó bao gồm cả phospho hữu cơ):
+ Mức độ nhẹ (hồi phục khi ngừng tiếp xúc): Hội chứng rối loạn cảm xúc do tiếp xúc với dung môi hữu cơ: trầm cảm, dễ cáu giận, giảm sự tập trung chú ý;
+ Mức độ trung bình: Mệt mỏi, tâm trạng bất an, giảm trí nhớ, giảm tập trung, suy giảm chức năng tâm thần vận động (tốc độ xử lý thông tin, khéo léo);
+ Mức độ nặng (không hồi phục): Mất năng lực trí tuệ nghiêm trọng ảnh hưởng tới hoạt động xã hội hoặc kỹ năng công việc.
- Rối loạn thần kinh thực vật: tăng tiết mồ hôi tay, chân;
- Biểu hiện da: sẩn ngứa, chàm.
7.2. Cận lâm sàng
Hoạt tính men AChE hồng cầu giảm trên 50% so với hoạt tính AChE hồng cầu trước khi tiếp xúc hoặc hằng số sinh học ở người bình thường.

Như vậy, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp sẽ có các triệu chứng lâm sàng như trên.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nội dung khám sức khỏe khi tuyển dụng lao động được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
Pháp luật
Khi giám định bệnh nghề nghiệp thì có cần giấy chứng nhận thương tích không? Trường hợp bệnh nghề nghiệp tái phát thì hồ sơ khám giám định lại gồm những gì?
Pháp luật
Hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định hiện nay cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Người lao động mất do bệnh nghề nghiệp thì gia đình có được hưởng chế độ gì từ bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Điều kiện và mức hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động năm 2022? Hồ sơ hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Mắc bệnh đục thể thủy tinh có được công nhận là bệnh nghề nghiệp không? Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với bệnh đục thể thủy tinh là gì?
Pháp luật
Điều kiện và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2022 được quy định như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
Pháp luật
Người lao động bị bệnh lao mà môi trường làm việc không có yếu tố bị bệnh thì có được xem là bệnh lao nghề nghiệp không?
Pháp luật
Bị suy giảm khả năng lao động 16% khi giám định lần hai thì mức bồi thường bệnh nghề nghiệp cho người lao động được tính như thế nào?
Pháp luật
Công ty tôi muốn đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp hơn mức đóng bình thường thì phải làm những thủ tục gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh nghề nghiệp
2,545 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào