Bệnh liên cầu lợn ở người là gì? Nhiễm bệnh liên cầu lợn có thể tử vong không? Người nhiễm bệnh liên cầu lợn từ đâu?

Bênh liên cầu lợn ở người là gì? Bệnh liên cầu lợn có nguy hiểm không? Nhiễm bệnh liên cầu lợn có thể tử vong không? Người nhiễm bệnh liên cầu lợn từ đâu? Các triệu chứng lâm sàng của bệnh liên cầu lợn ở người là gì?

Bệnh liên cầu lợn ở người là gì? Nhiễm bệnh liên cầu lợn có thể tử vong không?

Theo Hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người ban hành kèm theo Quyết định 4665/QĐ-BYT năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn có tên khoa học là Streptococcus suis (S. suis) lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn mắc bệnh.

Bệnh có biểu hiện lâm sàng đa dạng nhưng hay gặp nhất là hai thể viêm màng não và sốc nhiễm khuẩn. Thể viêm màng não thường kèm theo giảm thính lực, có thể gây điếc không hồi phục.

Ở thể sốc nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường có phát ban xuất huyết thành từng đám lan tỏa kèm theo rối loạn đông máu nội mạch rải rác dễ tiến triển nhanh thành suy đa phủ tạng, tỷ lệ tử vong từ 5% tới 20%, nếu khỏi thì thời gian hồi phục thường kéo dài. Bệnh thường xảy ra dưới dạng các trường hợp tản phát, tuy nhiên cũng có thể gây thành những vụ dịch trên động vật và người.

Như vậy, bệnh liên cầu lợn là ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn liên cầu lợn lây truyền chủ yếu là từ lợn mắc bệnh sang người. Và người nhiễm bệnh có tỷ lệ tử vong từ 5% tới 20%.

Chú ý:

- Lợn là ổ chứa chủ yếu, ngoài ra vi khuẩn S. suis cũng được phát hiện ở các động vật khác như trâu, bò, lợn rừng, ngựa, cừu, dê, chó, mèo, chim.

- Bình thường vi khuẩn S.suis thường cư trú ở đường hô hấp trên và ở hạch hầu họng của lợn; tuy nhiên khi bị mắc bệnh, có thể phát hiện vi khuẩn S. suis ở các phủ tạng, đường tiêu hóa, đường sinh dục hay trong máu của lợn bệnh.

- Thời gian ủ bệnh trung bình từ khi phơi nhiễm đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên khoảng 2 ngày (dao động từ 3 giờ đến 14 ngày).

liên cầu lợn là bệnh gì

Bệnh liên cầu lợn ở người là gì? Nhiễm bệnh liên cầu lợn có thể tử vong không? Người nhiễm bệnh liên cầu lợn từ đâu? (Hình từ Internet)

Người nhiễm bệnh liên cầu lợn từ đâu?

Theo Mục 3 Phần I Hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người ban hành kèm theo Quyết định 4665/QĐ-BYT năm 2014 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về nguồn nhiễm bệnh. Cụ thể:

Người bị nhiễm bệnh liên cầu lợn (vi khuẩn S.suis) thường do tiếp xúc trực tiếp (chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển) hoặc sử dụng các sản phẩm từ lợn như tiết canh, thịt, phủ tạng của lợn ốm, chết, lợn mang vi khuẩn chưa được nấu chín.

Vi khuẩn S.suis xâm nhập qua các vùng tổn thương hở trên da hoặc niêm mạc, khu trú và phát triển tại chỗ, qua hạch bạch huyết vào máu và gây bệnh cho nhiều cơ quan, phủ tạng.

Lưu ý:

- Bệnh liên cầu lợn ở người do vi khuẩn S. suis gồm 35 týp huyết thanh khác nhau, trong đó vi khuẩn S. suis týp 1 và 2 thường gây bệnh cho lợn và týp huyết thanh 2 có khả năng lây sang người là chủ yếu. Ngoài ra còn gặp týp huyết thanh 14.

Vi khuẩn S. suis có sức đề kháng kém, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như xà phòng, cloramin, nước javen, nước vôi, nhiệt độ trên 60oC và ánh sáng mặt trời.

Nước xà phòng nồng độ 1/500 có thể diệt vi khuẩn trong vòng 1 phút.

Tuy nhiên, vi khuẩn có thể tồn tại lâu trong phân lợn ở nhiệt độ 0oC trên 100 ngày, khoảng 10 ngày ở 9oC, 8 ngày ở 22 - 25oC, vi khuẩn S. suis có thể sống trong xác lợn chết trong 6 tuần ở điều kiện nhiệt độ 40oC, đây cũng có thể là nguồn lây nhiễm cho người.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh liên cầu lợn ở người là gì?

Theo tiểu mục 1.1 Mục 1 Phần II Hướng dẫn Giám sát và phòng, chống bệnh liên cầu lợn ở người ban hành kèm theo Quyết định 4665/QĐ-BYT năm 2014 về các triệu chứng lâm sàng của bệnh liên cầu lợn ở người gồm:

Bệnh nhân có các triệu chứng và tiền sử dịch tễ:

- Các triệu chứng

+ Dấu hiệu màng não: sốt cao, đau đầu, nôn/buồn nôn, ù tai, cứng gáy, có thể có rối loạn ý thức (trạng thái kích thích hoặc u ám);

Và/hoặc:

- Giảm thính lực hoặc điếc.

- Sốc nhiễm khuẩn và/hoặc sốc nhiễm khuẩn huyết: sốt cao đột ngột, kèm rét run, đau đầu, ban xuất huyết đa dạng dưới da lan tỏa, tử ban, mỏi mệt toàn thân, có thể đi ngoài phân lỏng, trụy tim mạch.

- Yếu tố dịch tễ

+ Tiền sử tiếp xúc trực tiếp với lợn, giết mổ lợn mắc bệnh, chết hoặc sử dụng các sản phẩm như máu, thịt, phủ tạng lợn mắc bệnh, chết chưa nấu chín trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý khai thác kỹ tiền sử dịch tễ vì có khoảng 30-40% bệnh nhân không có tiền sử dịch tễ rõ ràng.

Lưu ý: Mọi người đều có thể cảm nhiễm với vi khuẩn S. suis; những người làm việc ở trại chăn nuôi lợn, người giết mổ gia súc có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Bệnh liên cầu lợn ở người thường dưới dạng tản phát nhưng cũng có khi phát thành dịch.

Bệnh liên cầu lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn có lây truyền từ người sang người không? Ăn tiết canh sẽ bị mắc bệnh liên cầu lợn?
Pháp luật
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh liên cầu lợn ở người là gì? Hướng dẫn điều trị và phòng bệnh liên cầu lợn ở người?
Pháp luật
Bệnh liên cầu lợn ở người là gì? Nhiễm bệnh liên cầu lợn có thể tử vong không? Người nhiễm bệnh liên cầu lợn từ đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh liên cầu lợn
291 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh liên cầu lợn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh liên cầu lợn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào